Lá khôi chữa bệnh dạ dày

Lâu nay người bị bệnh dạ dày đều truyền tai nhau về công dụng chữa bệnh của lá khôi đặc biệt là khôi tía. Thực hư chuyện này ra sao? Có bằng chứng nào cho thấy lá khôi thực sự có khả năng điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề này để người bệnh có thêm thông tin cũng như cái nhìn đúng đắn về vị thuốc Nam này.

Nhìn lại lịch sử

Việc sử dụng lá khôi trong điều trị bệnh lý dạ dày trào ngược có lẽ xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Người dân nơi đây thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng.

Sau này Hội Đông y Thanh Hóa đã kếp hợp dùng lá Khôi với Bồ công anh, Khổ sâm, Cam thảo điều trị thành công nhiều ca bệnh dạ dày. Rất nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An, và các tỉnh miền trung cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày.

Y học hiện đại chứng minh công dụng điều trị của Lá khôi

Có rất nhiều vị thuốc trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng khoa học mà chủ yếu được dùng dưới dạng kinh nghiệm nhiều đời. Với lá khôi – thuốc Nam, đã bước đầu có những nghiên cứu để sớm có thể ứng dụng lá khôi rộng rãi trong điều trị.

Một số thí nghiệm cho kết quả tác dụng dược lý nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ:

  • Làm giảm độ acid của dạ dày khỉ.
  • Giúp giảm nhu động ruột cô lập của thỏ.
  • Yếu sự co bóp của tim
  • Giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Đối với các nghiên cứu trên cơ thể người tuy còn ít song đủ để chúng ta có thể lựa chọn Lá khôi trong điều trị bệnh dạ dày ví như

  • Nghiên cứu “Một số kết quả bước đầu nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của lá khôi” của PGS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương và Tiến sĩ Phạm Thị Vân Anh – Bộ môn Dược – Đại học Y Hà Nội đăng trên tạp chí Thông tin Y dược số 6 năm 2000. Kết quả thành phần hoá học của lá khôi gồm: saponosid, alcaloid, antraglycosid, flavonoid và tamin. Alcaloid toàn phần hàm lượng 1,21%, phân tích thành phần trên sắc ký lớp mỏng cho 11 vết nước sắc là 2:1 có tác dụng giảm đau rõ rệt khi gây đau bằng dung dịch acid acetic.
  • Nghiên cứu tác dụng kháng HP và chống loét tá tràng của HPmax ( 2012)” của PGS Nguyễn Trọng Thông – bộ môn Dược và PGS Đỗ Thị Phương – bộ môn Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội. Lá khôi có tác dụng chống viêm cấp, khả năng chống viêm xấp xỉ bằng 2/3 tác dụng của Analgin liều 100mg/kg (thuốc chống viêm giảm đau không steroid). Đồng thời kết quả nghiên cứu trên mô hình gây đau bằng tiêm màng bụng chuột acid acetic cho kết quả giảm đau rõ rệt. Bên cạnh đó cao lỏng Lá khôi và mẫu dịch chiết flavonoid toàn phần của lá khôi đều có tác động ức chế vi khuẩn Gr (+) và Bucillus Sub.
  • Theo “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa và gây độc tế bào ung thư của dịch chiết lá khôi tía” của Vũ Thị Diệp, Đỗ Thị Hà (Viện dược liệu); Nguyễn Thị Thảo (Cao đẳng Y tế Hải Dương) khẳng định  nhóm chất chính trong lá khôi tía là tannin pyrogallic. Cao chiết nước và chiết cồn 80% từ lá khôi tía gây độc trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm SK-LU-1, MCF-7, Hela, AGS, và SK-Mel-2. Cao chiết nước lá khôi thể hiện tác dụng dọn gốc tự do SOD và ức chế xanthin oxidase.
  • Theo nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện quân y 108, dùng nước sắc lá khôi điều trị cho 5 bệnh nhân đau dạ dày thì kết quả cho thấy 4 người giảm đau 80 – 100%, dịch vị giảm xuống tới mức bình thường. Viện y học cổ truyền cũng áp dụng lá khôi chữa đau dạ dày và nhận định bệnh nhân đỡ đau, ăn ngủ tốt.

Rõ ràng y học hiện đại cũng đã lên tiếng công nhận khả năng chống viêm, giảm đau và ức chế vi khuẩn của Lá khôi trên cả phòng thí nghiệm và thực tiễn lâm sàng. Kéo theo đó là hàng loạt các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày trên thị trường đều có chứa thành phần lá khôi. Đây thực sự là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả điều trị của thuốc Nam.

Nhận diện Lá khôi ngoài tự nhiên

Tên khác:

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi nhung, Khôi tía.

Tên khoa học:

Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae).

Mô tả:

Hình ảnh lá khôi ngoài tự nhiên
Hình ảnh lá khôi ngoài tự nhiên

Thực vật có hoa thuộc họ Anh thảo. Cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh.

  • Lá tập trung ở đầu ngọn, mọc so le. Phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn thon dài 15–40 cm, rộng 6–10 cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới.
  • Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa.
  • Quả mọng, khi chín màu đỏ. Loài này được Charles-Joseph Marie Pitard (1873-1927) mô tả khoa học lần đầu tiên, và được công bố trong Flore Générale de l’Indo-Chine năm 1930.
  • Mùa hoa tháng 5 – 7, mùa quả chín tháng 10 – 12 năm sau. Tái sinh bằng hạt. Cây ưa bóng dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh, ở độ cao từ 400 – 1200m.

Phân loại:

Có 2 loại là khôi tía và khôi trắng. Khôi tía một mặt xanh một mặt tím. Khôi trắng cả 2 mặt đều xanh. Thông thường loại khôi tía có tác dụng điều trị tốt hơn.

Phân bố:

Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh phúcc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Hòa Bình, Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng điều trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam – Đà Nẵng.

Thu hái và chế biến:

Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong bóng râm.

Một số bài thuốc thực nghiệm

  1. Đơn thuốc có lá khôi của Phân hội Đông Y Thanh Hóa: Lá khôi 80g + Lá bồ công anh 40g + Lá khổ sâm nam 12g. Phơi khô, thái nhỏ, nấu như nấu chè uống lúc đói. Có thể thêm cam thảo.
  2. Lá khôi được dùng với lá vối, lá hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.
  3. Người Dao dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
  4. 1 nắm lá khôi tía tươi hoặc 20g lá khôi tía khô vào nồi sắc lấy nước để uống hàng ngày. Nước lá khôi tía có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, nước sắc lá khôi tía còn có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị dạ dày xuống mức bình thường và giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
  5. Kết hợp lá khôi tía với nghệ vàng, ô tặc cốt, hồi đầu thảo, phục linh, ý dĩ, sa nhân, cam thảo sắc nước uống để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính; giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị dạ dày.

BS Thanh Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *