Top 5 bệnh gan thường gặp và phương pháp điều trị

Một báo cáo khoa học “Bệnh gan: Một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, bị bỏ quên yêu cầu hành động khẩn cấp và sàng lọc quy mô lớn” của trường Đại học Paris Diderot đăng tải 12/2017 trên tạp chí danh tiếng Liver International – Tạp chí quốc tế về Gan đã đưa ra số liệu công bố gây giật mình. Theo báo cáo này thì hiện tại ước tính trên toàn thế giới có khoảng 844 triệu người bị bệnh gan mạn tính và số lượng người tử vong vì bệnh gan hàng năm vào khoảng 2 triệu người. Con số này vượt xa nhiều so với bệnh tiểu đường, phổi, tim mạch.

Tuy nhiên điều đáng mừng là không giống như các bệnh lý khác, rất nhiều bệnh gan có thể chữa khỏi hoặc phòng ngừa một cách hiệu quả. Bài báo này kêu gọi hành động khẩn cấp phòng ngừa, chẩn đoán, quản lý và điều trị sớn bệnh gan mạn tính. Để đạt được điều này cần nâng cao nhận thức cộng đồng, sự tham gia mạnh mẽ của các hệ thống chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia và cần sàng lọc bệnh gan trên quy mô lớn.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, hôm nay tôi xin chia sẻ với mọi người top 5 bệnh gan thường gặp và phương pháp điều trị cơ bản để tất cả chúng ta đều có một lá gan khỏe mạnh

1. Những điều cần biết về gan.

Trước khi tìm hiểu về 5 bệnh gan thường gặp bạn nên hiểu sơ qua về một lá gan khỏe mạnh.

Vị trí của gan trong cơ thể
Vị trí của gan trong cơ thể

1.1. Vị trí, kích thước của gan

  • Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể. Nặng khoảng 1200 – 1500g. Chứa khoảng hơn 1 lít máu. Màu đỏ nâu, mặt nhẵn, mềm.
  • Nằm dưới cơ hoành bên phải, nấp sau bờ sườn.
  • Bờ trên tương ứng với khoang liên sườn 5 trên đường giữa đòn
  • Bờ dưới gan thường không sờ thấy hoặc chỉ sờ thấy 1 phần thùy trái ngay dưới mũi ức.
  • Chiều cao của gan trên đường giữa đòn vào khoảng 9 – 11 cm.

=> Gan to ra khi chiều cao gan tăng lên. Có thể to lên trên, cũng có thể to xuống dưới hoặc cả hai chiều. Khi gan to đến mức nào đó người ta có thể sờ thấy gan dưới bờ sườn.

1.2. Chức năng của gan

Gan là tuyến lớn nhất cơ thể với nhiều chức năng phức tạp. Theo cách phân chia của TS Đinh Quý Lan – CHủ tịch Hội Gan mật Việt Nam thì gan có 4 chức năng cơ bản bao gồm

  •  Điều hòa lưu lượng máu và huyết động: Trung bình cứ 1 phút có khoảng 1500ml máu lưu thông qua gan.
  • Chức năng chuyển hóa: Gan chuyển hóa protid, lipid, glucid, nước và vitamin.
  • Chức năng sản xuất và bài tiết mật: Sắc tố mật được sản xuất do sự hủy hoại hàng ngày hemoglobin của hồng cầu già. => Các bệnh lý về gan thường dẫn đến tình trạng ứ mật -> vàng da.
  • Khả năng chống độc: Gan có khả năng biến đổi một số chất độc thành chát không độc và đào thải ra khỏi cơ thể. Gan và thận là 2 tổ chức thải độc vô cùng quan trọng của cơ thể. => khi gan bị tổn thương sẽ làm ảnh hiơngr đến khả năng đào thải độc tố của cơ thể.
  • Một số chức năng khác: tổng hợp các chất tham gia quá trình đông máu, điều hòa hormon…

2. Bệnh gan – Nguyên nhân và triệu chứng

Hầu hết các bệnh lý về gan đều có chung một số nguyên nhân và triệu chứng.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh gan

 

Nguyên nhân thường gặp gây bệnh gan
Nguyên nhân thường gặp gây bệnh gan

Bệnh gan do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên hiện nay các chuyên gia tập trung chú ý tới 2 nguyên nhân chính gây bệnh ga

  • Virus: 5 loại virus gây viêm gan là virus viêm gan A, B, C, D, E. Trong 5 loại virus này thì tổn thương gan nghiêm trọng nhất đến từ virus viêm gan B và C.
  • Rượu bia: Đây là nguyên nhân chủ quan hàng gây bệnh gan hiện nay. Lạm dụng rượu bia dẫn tới hàng loạt các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan do rượu, viêm gan, ung thư gan.

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên còn khá nhiều các nguyên nhân khác gây bệnh gan. Ăn phải thực phẩm nhiễm độc, ký sinh trùng, bệnh gan tự miễn, thuốc điều trị các bệnh nhất là thuốc giảm đau…

2.2. Bệnh gan biểu hiện như thế nào?

Có 2 nhóm bệnh gan thường gặp nhất là nhóm bệnh gan do virus và nhóm bệnh gan do rượu. Thời gian đầu bị bệnh đa số người bệnh sinh hoạt bình thường, gần như không có mấy khác thường. Qúa trình này có thể kéo dài hàng chục năm hoặc lâu hơn nữa.

Khi bệnh tiến triển người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: ăn kém, đầy chướng bụng, có cảm giác tức nặng vùng gan. Có thể có các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, nước tiểu vàng sậm…

Khi bệnh nặng lên người bệnh có thể có hiện tượng tiểu ít, bệnh gan bị phù chân tay, bụng báng (cổ chướng). Vàng da, vàng mắt. Nôn máu, đại tiện máu. Nặng hơn nữa có thể hôn mê và tử vong. Với những người nghiện rượu còn có tình trạng rối loạn tâm thần.

3. 5 bệnh gan thường gặp và phương pháp điều trị

3.1. Viêm gan virus

Viêm gan virus là tổn thương gan do virus viêm gan gây ra trong đó viêm gan B và viêm gan C là phổ biến và nguy hiểm nhất. Bệnh tiến triển âm thần, lâu dài và tiến tới xơ gan, ung thư gan. Máu và dịch cơ thể của người bệnh là nguồn lây nhiễm. Bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ. Một số hoạt động như nhổ răng, lấy cao răng, xăm hình, bấm khuyên tai, quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc giữa vết thương hở với nhau đều có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm.

 

Đường lây truyền viêm gan B, C
Đường lây truyền viêm gan B, C

Bởi các triệu chứng thường không bộc lộ từ sớm, cũng không có triệu chứng đặc hiệu nên để phát hiện bản thân bị mắc bệnh bạn cần đi khám sức khỏe thường xuyên. Test máu để phát hiện sự có mặt của virus, xét nghiệm men gan và chức năng gan, siêu âm ổ bụng là những xét nghiệm cơ bản.

Phương pháp điều trị với viêm gan virus
Viêm gan B: Có 4 trường hợp với viêm gan B
Xét nghiệm Vi sinh – huyết thanh học để phát hiện sự có mặt của virus viêm gan
Xét nghiệm Vi sinh – huyết thanh học để phát hiện sự có mặt của virus viêm gan

 

  • Trường hợp HBsAg (+) (chứng tỏ có virut) đồng thời kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) (chứng tỏ virut đang sinh sôi). Lúc này nếu người bệnh đã có biểu hiện viêm gan rõ ràng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi chán ăn… chứng tỏ lượng virus đang sinh sôi => cần điều trị ngay.
  • Khi HBsAg (+) còn HBeAg(-). Mặc dù không có biểu hiện lâm sàng nhưng các xét nghiệm cho thấy bạn là người lành mang mầm bệnh – virus. Trường hợp này chưa cần dùng thuốc.
  • Trường hợp HBsAg (+), HBeAg(+) nhưng bạn lại không có biểu hiện lâm sàng nào thì bạn thuộc nhóm “dung nạp được miến dịch”. Tức là mang mầm bệnh, virus cũng đang sinh sôi nhưng lại không có biểu hiện lâm sàng gì. Đây là tình trạng nguy cơ cao, virus có thẻ kích hoạt gây bệnh bất cứ lúc nào. Bạn có thể chưa cần điều trị thuốc ngay nhưng phải theo dõi kiểm tra sức khỏe liên tục để kịp thời điều trị.
  • Trường hợp HBsAg (+), HBeAg (-) nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây có thể là trường hợp bạn đã từng mắc viêm gan B, virus đã ngừng phát triển và hoạt động. Đối với trường hợp này cũng chưa cần điều trị thuốc ngay vì virus chưa tái sinh sôi, phát triển. Tuy nhiên bạn cần theo dõi chặt chẽ, tái khám định kỳ để can thiệp kịp thời khi cần thiết.

=> Như vậy trong cả 4 trường hợp khi xét nghiêm máu về HBsAg và HBeAg thì chỉ có trường hợp cả hai sét nghiệm này đều dương tính kết hợp với có triệu chứng viêm gan trên lâm sàng là cần điều trị bệnh viêm gan B bằng thuốc ngay.

Cách điều trị bệnh viêm gan c
  • Thời gian từ 3 – 6 tháng. Hiện tại có 2 loại thuốc được bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đưa vào phác đồ điều trị viêm gan C là interferon và ribavirin.
  • Interferon là một loại protein tự nhiên do cơ thể tự sản xuất ra để chống lại virus. Tuy nhiên cơ thể không sản xuất đủ interferon để diệt virus viêm gan C nên chúng ta cần bổ sung từ ngoài vào. Thuốc được sử dụng theo đường tiêm dưới da.
  • Ribavirin là thuốc giúp tăng cường hiệu quả điều trị của interferon. Nếu sử dụng đơn thuần thì ribavirin không có tác dụng diệt virus.

3.2. Bệnh gan do rượu

 

Bệnh gan do rượu – vấn nạn ngày một gia tăng
Bệnh gan do rượu – vấn nạn ngày một gia tăng

Lạm dụng rượu bia là con đường tắt dẫn đến các bệnh về gan. Khi rượu được đưa vào trong cơ thể, gan chuyển hóa rượu thành acetaldehyd – chất độc với gan. Vì độc với gan nên gan tiếp tục chuyển hóa acetaldehyd thành acetat không độc và thải ra ngoài. Nhưng khi lượng rượu được đưa vòa cơ thể với số lượng lớn, hoặc trong thời gian dài. Gan không thể chuyển hóa và đào thải kịp acetaldehyd dẫn dến chất độc này ứ đọng ở gan gây tổn thương tế bào gan. 90% gan nhiễm mỡ, 20 – 40% viêm gan, 10 – 20% xơ gan, 3-7% ung thư gan là những con số nói lên hậu quả lạm dụng rượu bia.

Để điều trị được các bệnh gan do rượu thì việc làm đầu tiên là kiêng rượu bia tuyệt đối. Kết hợp các thuốc hỗ trợ gan thì bệnh có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên tùy mức độ nặng nhẹ của tổn thương mà có các phương pháp điều trị phù hợp.

3.3. Bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ (triglycerid) trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan.

Nguyên nhân gây bệnh thường do sử dụng nhiều rượt bia, ăn uống quá nhiều mỡ. Đôi khi bệnh cũng gặp ở những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường…

gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ theo Hasen-Ansert chia thành 3 độ trên hình ảnh siêu âm, theo độ hồi âm và hút âm

  • Độ 1: Gan tăng âm nhẹ. Còn xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan. Đường bờ các tĩnh mạch trong gan.
  • Độ 2: Gia tăng lan tỏa độ hồi âm và hút âm, khả năng nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành bị giảm nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành bị giảm nhiều.
  • Cấp độ 3: Gia tăng rõ rệt mức độ hồi âm và hút âm, không còn nhận diện được đường bờ các tĩnh mạch trong gan, cơ còn nhận diện được đường bờ các tĩnh mạch trong gan, cơ hoành và một phần nhu mô gan ở phân thùy sau gan phải hoành và một phần nhu mô gan ở phân thùy sau gan phải trên mặt cắt dưới sườn.

Tùy vào mức độ gan nhiễm mỡ phương án điều trị khác nhau. Tuy nhiên điều trị bệnh gan nhiễm mỡ đều có điểm chung là cần thay đổi chế độ ăn và chế độ tập luyện. Duy trì cân nặng hợp lý. Kiểm soát tốt các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

3.4. Xơ gan

Xơ gan

Xơ gan là kết quả của đa số các bệnh gan mạn tính. Các tế bào gan bị tổn thương bị thay thế bằng các tổ chức xơ và nốt tái tạo. Gan sẽ suy giảm chức năng từ từ.

Điều trị xơ gan điều quan trọng là xác định nguyên nhân dẫn đến xơ gan. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp đều áp dụng theo nguyên tắc

  • Cắt đứt nguyên nhân gây bệnh
  • Điều trị triệu chứng
  • Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
  • Cải thiện chức năng gan

3.5. Ung thư gan

Ung thư gan

Cấp độ cao nhất của tổn thương gan chính là ung thư gan. Mức độ nguy hiểm của ung thư gan đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Theo số liệu lấy từ bảng xếp hạng sức khỏe thế giới WORLD HEALTH RANKINGS thì hiện Việt Nam đang đứng thứ 3/183 quốc gia với tỷ lệ ung thư gan là 29.96/100.000 người.

 

Thống kê số ca mắc ung thư gan tại Việt Nam
Thống kê số ca mắc ung thư gan tại Việt Nam

Bệnh ung thư gan thường tiến triển âm thầm. Giai đoạn phát bệnh người bệnh thường có biểu hiện vàng da, nước tiểu sậm màu, sụt cân, đau bụng và bệnh gan có gây ngứa.

Điều trị ung thư gan phụ thuộc vào thể thể trạng người bệnh, các bệnh lý kèm theo, mức độ tổn thương, kinh tế…

Hiện nay có một số phương pháp điều trị bao gồm

  • Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần gan
  • Ghép gan
  • Các phương pháp tác động vào khối u như: đông lạnh, tiêm cồn, dùng thuốc, làm nóng…
  • Hóa trị
  • Xạ trị

Trên đây tôi vừa chi sẻ với các bạn đôi điều về lá gan bình thường và 5 bệnh gan thường gặp nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích về bệnh gan. Mong rằng bạn đọc sẽ chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

P/s: Bài viết dùng số liệu tham khảo lấy từ các nguồn

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1111/liv.13682

http://www.worldlifeexpectancy.com/cause-of-death/liver-cancer/by-country

Tổng hợp va lược dịch: BS Thanh Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *