Tác dụng chữa bệnh của Chỉ thực

Chỉ thực là quả non tự rụng của một số loại cây thuộc họ Rutaceae. Nó có vị đắng, chua và tính hàn, được chia vào nhóm thuốc hành khí, phá khí của y học cổ truyền. Ngày này chỉ thực được nghiên cứu và công nhận nhiều tác dụng chữa bệnh tương đương với các công dụng đã được biết từ hàng ngàn năm trông nền đông y Đông Á, nhất là các nhóm bệnh đường tiêu hóa.

1. Vị thuốc Chỉ thực là gì?

Chỉ thực là quả khô, chưa trưởng thành của rất nhiều loại Cam đắng (thuộc họ Rutaceae – Cam quýt). Một số loại cây có quả dùng làm vị thuốc chỉ thực có thể kể đến fructus aurantii immaturi, Poncirus trifoliata, Fructus ponciri Immaturi….

Thành phần hóa học chủ yếu được phát hiện là Hesperidin, Neohesperidin, Naringin, Synephrine,  N-Methyltyramine…

Chỉ thực đã được sử dụng trong điều trị rối loạn tiêu hóa trong y học cổ truyền Trung Quốc trong hàng ngàn năm, cũng được phát hiện có tác dụng đối với các bệnh tim mạch trong những năm gần đây.

2. Tác dụng chữa bệnh của Chỉ thực

Chỉ thực bao gồm hơn 50 chất phytochemical bao gồm poncirin, limonene, synephrine, hesperidin, neohesperidin, auraptene và imperatorin. Các thành phần khác nhau của chỉ thực được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau và làm giảm các triệu chứng. Các tác dụng sinh học khác nhau bao gồm cảm ứng quá trình apoptosis, chống kết tập tiểu cầu, kháng khuẩn và chống dị ứng…

2.1. Điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa

Chỉ thực vốn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc truyền thống ở Đông Á để điều trị các rối loạn nhu động ruột. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, bao gồm bằng chứng rối loạn chức năng vận động bao gồm chứng liệt dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa chức năng, hội chứng ruột kích thích,

  • Báo cáo của các chuyên gia Đại học Seoul – Hàn Quốc (2010): Chỉ thực là một vị thuốc từ lâu đã được sử dụng cho các bệnh rối loạn tiêu hóa khác nhau ở Đông Á. 
  • Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thiên Tân– 2017: flavonoid có trong chỉ thực có thể làm tăng đáng kể nhu động ruột non, hiệu quả đối với nhu động đường tiêu hóa. 
  • Phòng thí nghiệm nghiên cứu Kamdo– Nhật Bản (1994): Tác động của marmin và nobiletin có trong chỉ thực hiệu quả trên các tổn thương dạ dày cấp tính, ức chế sự xuất hiện của các tổn thương xuất huyết dạ dày – 
  • Đại học Quốc gia Seoul 2005: Uống chiết xuất chỉ thực không ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày nhưng đã đẩy nhanh quá trình vận chuyển các chất trong ruột.
  • Trường Y Đại học Wonkwang – 2016: Đối với bệnh nhân tổn thương tủy sống, việc sử dụng chỉ thực cải thiện đáng kể các kiểu đại tiện, khả năng duy trì đại tiện và thời gian vận chuyển đại tràng. Chỉ thực có thể là một hỗ trợ hiệu quả để cải thiện nhu động đại tràng và táo bón.
  • Đại học Konkuk – 2018: Poncirus trifoliata được sử dụng rộng rãi trong đông y như một phương thuốc chữa viêm dạ dày, kiết lỵ, viêm và loét đường tiêu hóa. 
  • Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật – 2009: Tác dụng của chiết xuất chỉ thực  và các thành phần của nó như neohesperidin và poncirin đối với bệnh viêm dạ dày và tế bào ung thư dạ dày ở người đã được nghiên cứu. Chúng có khả năng trung hòa, làm giảm tiết axit và độc tính tế bào chống lại các tế bào ung thư dạ dày AGS ở người. Ngoài ra, neohesperidin và poncirin ức chế đáng kể tổn thương dạ dày do HCl / ethanol tương ứng, và làm tăng hàm lượng chất nhầy. Từ những kết quả này, có thể gợi ý rằng neohesperidin và poncirin được phân lập từ chỉ thực có thể hữu ích cho việc điều trị và / hoặc bảo vệ bệnh viêm dạ dày.
  • Cisaprid – một loại serotonin tác động kích hoạt thụ thể 5-HT4 được ứng dụng trong điều trị bệnh trào ngược thể nhẹ tới trung bình. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ thực có khả năng kích hoạt thụ thể 5-HT4R vì vậy nó cũng bắt đầu được cân nhắc trong điều trị GERD.

2.2. Tác dụng chống ung thư

Ở Đông Á, chỉ thực còn được biết đến với đặc tính chống ung thư. Có rất nhiều báo cáo về tác dụng chống ung thư và chống viêm của chỉ thực trong một loạt các bệnh ung thư và bệnh đường tiêu hóa trong đó có ung thư biểu mô tế bào gan. 

  • Trường Y Đại học Quốc gia Chonbuk 2020: Khi nghiên cứu các cơ chế phân tử các chuyên gia nhận thấy chỉ thực ức chế quá trình tăng sinh, thúc đẩy quá trình apoptosis và ức chế sự di căn của khối u. Những phát hiện này cho thấy tác dụng điều trị tiềm năng của chỉ thực để quản lý điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Đại học Quốc gia Jeonbuk (2019): Kết quả của chúng tôi chỉ ra các cơ chế phân tử mà chiết xuất từ ​​quả non của chỉ thực gây ra quá trình apoptosis ở các tế bào ung thư biểu mô đại trực tràng.

2.3. Điều trị các bệnh lý dị ứng

  • Đại học Wonkwang – 1997: Một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của chiết xuất chỉ thực đối với phản ứng quá mẫn loại I. Nghiên cứu chỉ ra chỉ thực có tác dụng chống dị ứng đối với phản ứng quá mẫn loại I.
  • Đại học Eulji – 2019: Những phát hiện này có thể chỉ ra rằng PT rất hữu ích trong việc phát triển thuốc để điều trị AD viêm da dị ứng ở tế bào sừng của người

2.4. Điều trị một số bệnh lý tim mạch

Chỉ thực trong các y văn mới đây được nghiên cứu nhiều về các tác dụng trên hệ thống tim mạch. Chỉ thực có chứa có Neohesperidin tác dụng cường tim, tăng huyết áp nhưng không làm tăng nhịp tim

  • Đại học Dược Quảng Đông – 2019: CALB-3, một dị polysaccharide có tính axit tinh khiết được phân lập từ chỉ thực, đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim mạch –
  • Đại học Quốc gia Kyungpook – 2015: Chỉ thực được sử dụng như một loại thuốc cải thiện lưu thông máu. chiết xuất chỉ thực làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, ức chế tổng hợp oxit nitric
  • Đại học Kyung-Hee 2006: Chỉ thực có tác dụng chống thiếu máu cục bộ rõ rệt thông qua việc phục hồi các rối loạn chức năng co bóp ở tim thiếu máu cục bộ.

3. Lưu ý khi sử dụng chỉ thực trong điều trị bệnh

Chỉ thực phá khí, giáng đàm, tán kết, tiêu bĩ. Không dùng cho 

  • người không có tình trạng khí trệ, tà thực, 
  • phụ nữ có thai, cơ thể yếu

Chỉ thực có nhiều tác dụng điều trị bệnh và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu thêm. Mặc dù có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng chỉ thực vẫn có chỉ định và chống chỉ định. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng chi thực bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Càng là các thuốc có nguồn gốc thảo dược càng cần có sự chỉ dẫn chi tiết, cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa.

BS Uông Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *