Những điều cần biết về rối loạn mỡ máu

Bệnh tim mạch không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhất là các nước phát triển. Tuy nhiên đa phần các bệnh lý tim mạch có tỷ lệ tử vong cao như nhồi máu cơ tim, đôt quỵ… lại thường là hậu quả các bệnh chuyển hóa trong đó có rối loạn mỡ máu.

1. Mỡ máu là gì?

Lpid máu hay còn gọi nôm na là “mỡ máu”. Đây là chất béo trong máu bao gồm 2 hợp chất cholesteroltriglyceride. Hai thành phần này đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

1.1. Cholesterol

Cholesterol trong máu do cơ thể tự tổng hợp (75%) còn lại đến từ nguồn thức ăn bên ngoài vào (chủ yếu là thức ăn từ động vật). Cholesterol tham gia vào quá trình cấu tạo màng tế bào và rất nhiều hormon.

Có 2 loại cholesterol chính là LDL – cho hay còn gọi là cholesterol tốt và HDL – cho hay còn gọi là cholesterol xấu.

Quá trình chuyển hóa Cholessterol trong cơ thể
Quá trình chuyển hóa Cholessterol trong cơ thể

LDL – cho hay lipoprotein trọng lượng phân tử thấp là loại cholesterol xấu bởi chúng tích tụ trong thành động mạch. Khi kượng LDL – cho tăng lên sẽ dẫn đến sự lắng đọng số lượng lớn ở thành mạch nhất là mạch tim và não hình thành các mảng xơ vữa. Chính các mảng xơ vữa này là nguyên nhân gây hẹp tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu đột ngột dẫn đến các bệnh cảnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… LDL – cho là một chỉ số quan trọng trong theo dõi điều trị nhiều bệnh lý chuyển hóa hiện nay như đái tháo đường, tăng huyết áp…

HDL – cho hay lipoprotein trọng lượng phân tử cao chiếm ¼ – 1/3 tổng lượng Cholesterol trong máu. Đây là loại Cholesterol tốt bởi nó vận chuyển Cholesterol từ trong máu trở về gan đồng thời vận chuyển Cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa ở thành mạch qua đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch khác. Nồng độ HDL – cho cao có tác dụng bảo vệ ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim.

1.2. Triglyceride

Triglyceride là một dạng mỡ trong cơ thể. Đây là nguồn năng lượng giúp cho các hoạt động chuyển hóa của cơ thể diễn ra thuận lợi. Triglyceride thường cao ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, uống nhiều rượu bia…. Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy việc tăng triglycerid trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

2. Ý nghĩa các chỉ số mỡ máu

Các chỉ số về mỡ máu là một trong các bộ chỉ số quan trọng trong theo dõi điều trị nhiều bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý tim mạch.

Bằng xét nghiệm sinh hóa máu người ta có thể biết được các chỉ số của mỡ máu

Để có được kết quả mỡ máu chính xác bạn cần xét nghiệm máu khi đói. Nghĩa là thời điểm lấy máu phải cách bữa ăn cuối cùng (bao gồm cả các loại thức uống có năng lượng chứa đường và caffein) tối thiểu 12 giờ.

Dưới đây là bảng giá trị của các chỉ số mỡ máu và giải thích tóm tắt về ý nghĩa các chỉ số

Giá trị của các chỉ số mỡ máuĐánh giá giá trị của chỉ số mỡ máu
Cholesterol toàn phần (cholesterol)
< 200mg/dL (< 5.17mmol/L)Bình thường
200 – 239 mg/dL (5.17 – 6.18 mmol/L)Giới hạn cao
≥ 240mg/dL (≥ 6.2 mmol/L)Cao
LDL – cho
< 100 mg/dL (< 2.58 mmol/L)Tối ưu
100 – 129 mg/dL (2.58 – 3.33 mmol/L)Cần tối ưu
130 – 159 mg/dL ( 3.36 – 4.11 mmol/L)Giới hạn cao
160 – 189 mg/dL (4.13 – 4.88 mmol/L)Cao
≥ 190 mg/dL (≥ 4.91 mmol/L)Rất cao
HDL – cho
< 40 mg/dL (<1.03 mmol/L)Thấp
≥ 60 mg/dL (≥ 1.55 mmol/L)Cao
Tryglyceride
< 150 mg/dL (<1.695 mmol/L)Bình thường
150 – 199 mg/dL (1.695 – 2.249 mmol/L)Giới hạn cao
200 – 499 mg/dL (2.26 – 5.639 mmol/L)Cao
≥ 500 mg/dL (≥ 5.65 mmol/L)Rất cao

3. Rối loạn mỡ máu

3.1. Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều chỉ số của mỡ máu bị rối loạn

  • Tăng cholesterol máu
  • Tăng triglyceride máu
  • Tăng nồng độ LDL
  • Giảm nồng độ HDL
  • Rối loạn mỡ máu kiểu hỗn hợp bao gồm nhiều chỉ số mỡ máu bị rối loạn
Theo Bộ Y tế tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn mỡ máu chỉ cần có một trong các điều kiện sau

  • Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)
  • Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
  • LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
  • HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mg/dL)

3.2. Ai là người có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu được chia làm 2 nhóm lớn

  • Nhóm nguyên nhân không thay đổi được: do gen di truyền. Gây ra do một hoặc nhiều gen đột biến làm tổng hợp quá mức hoặc thanh thải ít triglyceride hay cholesterol hoặc tổng hợp không đủ hay đào thải quá mức HDL. Những rối loạn nguyên phát này là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn mỡ máu ở trẻ em nhưng ít khi phổ biến ở người trưởng thành.
  • Nhóm nguyên nhân có thể thay đổi là những nguyên nhân đóng vai trò thúc đẩy làm xuất hiện hoặc nặng hơn tình trạng rối loạn mỡ máu ở người trưởng thành. Đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình trạng béo phì và các bệnh lý trong nhóm hội chứng chuyển hóa nội tiết khác.

Đối tượng nguy cơ bị rối loạn mỡ máu

  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động, béo phì, béo bụng…
  • Chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa, mỡ động vật, uống nhiều rượu bia…
  • Người bị mắc hội chứng chuyể hóa khác như tiểu đường, tăng huyết áp… Người bị bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan…
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc như lợi tiểu thiazide, chẹn beta giao cảm, các thuốc chống virus liều cao, các thuốc nội tiết (estrogen, progestins), corticoid…

4. Tại sao rối loạn mỡ máu lại nguy hiểm

Rối loạn mỡ máu tiến triển âm thầm, không triệu chứng điển hình và thường được phát hiện vô tình qua xét nghiệm máu hoặc khi phát hiện đã có các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những hậu quả thường gặp do rối loạn mỡ máu kéo dài gây ra

4.1. Rối loạn mỡ máu và xơ vữa động mạch

Rối loạn mỡ máu thường không có triệu chứng đặc hiệu. Nó là một quá trình diễn tiến thầm lặng không dấu hiệu cảnh báo. Khi phát hiện bệnh chủ yếu là qua thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã xuất hiện các biến cố tim mạch. Hầu hết các triệu chứng của bệnh đến từ các cơ quan khác mà đa phần là kết quả của tình trạng xơ vữa động mạch.

Khi có quá nhiều LDL – cho lưu thông trong máu nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành mạch máu. Cùng với một số chất khác nó sẽ hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này lại xuất hiện chủ yếu ở những động mạch nuôi dưỡng các tổ chức quan trọng như động mạch vành nuôi tim và động mạch não. Khi các mảng xơ vữa phát triển lớn dần lên gây hẹp lòng mạch dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan một cách mạn tính kết quả gây ra hàng loạt biến cố tim mạch. Thông thường khi lòng mạch bị hẹp dưới 50% thường không có biểu hiện. Nhưng khi tỷ lệ hẹp tăng lên hoặc mảng xơ vữa bị nứt vỡ gây ra cục máu đông tại chỗ gây ra tắc mạch đột ngột dẫn đến các biến cố tim mạch như bệnh mạch vành, cơn đau cách hồi, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Những dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não
Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não

Bên cạnh đó rối loạn mỡ máu là một trong rất nhiều rối loạn chuyển hóa và thường đi kèm các tình trạng rối loạn chuyển hóa khác như tăng huyết áp, đái tháo đường… làm gia tăng mức độ cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành biến chứng tim mạch.

Dấu hiệu cảnh báo các biến cố tim mạch thường gặp ở người rối loạn mỡ máu

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực. Người bệnh cảm giác vùng ngực bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau thắt ngực kéo dài vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi.
  • Cảm giác đau tức lan từ ngực trái lan ra cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ hoặc xuống vùng dạ dày…
  • Khó thở kèm theo hoặc kèm theo với tức ngực
  • Các dầu hiệu khác như vã mồ hôi, buồn nôn, đau đầu…
  • Tai biến mạch máu não
  • Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay, chân
  • Đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói.
  • Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân…

4.2. Tăng huyết áp

Việc hình thành các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi. Kết hợp với việc lòng mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu trong lòng mạch. Tim phải co bóp nhiều hơn trong khi khả năng đàn hồi của thành mạch giảm dẫn đến tăng huyết áp.  

4.3. Đái tháo đường

Rối loạn mỡ máu làm tăng các chất béo tự do trong máu gây rối loạn chức năng tế bào tụy dẫn đến suy giảm bài tiết insulin hậu quả là làm tăng chỉ số đường máu gây đái tháo đường. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn đường máu đồng thời đái tháo đường lâu dần cũng gây ra các rối loạn mỡ máu. Hai bệnh tạo thành một vòng xoắn luẩn quẩn khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị.

4.4. Gan nhiễm mỡ

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ. Bình thường lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 5% trọng lượng gan và chủ yếu là triglyceride.   

4.5. Viêm tụy

Mỡ máu có nhiều thành phần trong đó chỉ có triglyceride tăng cao mới có thể gây viêm tụy cấp. Cơ chế gây viêm tụy cấp do tăng triglyceride hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Người ta cho rằng những hạt dưỡng chấp (cholymicrons) có thành phần là những phần tử lipoprotein giàu triglyceride là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm tại tụy.

4.6. Sỏi mật

Cholesterol trong máu tăng sẽ làm gia tăng nồng độ của chúng trong mật kéo theo nồng độ muối mật thấp cùng sự ứ đọng dịch mật dẫn đến cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tắc mật, viêm túi mật.

Rối loạn mỡ máu nguy hiểm vì

  • Tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu nhận biết.
  • Gây ra những biến cố về tim mạch vô cùng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… tỷ lệ tử vong cao.

Cần thực hiện một số hành động sau để hạn chế các biến cố tim mạch có thể xảy ra

  • Kiểm soát các chỉ số mỡ máu trong giới hạn cho phép
  • Duy trì cân nặng, chỉ số huyết áp, chỉ số đường máu
  • Thường xuyên tái khám theo lịch hẹn
  • Tăng cường thể dục thể thao, thực hiện chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

 

BS Thanh Mai 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *