Nhiễm độc thủy ngân và cách xử trí

Ngộ độc thủy ngân là kết quả của việc tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân thông qua việc ăn uống hoặc từ môi trường xung quanh. Thủy ngân là một kim loại nặng có độc tính cao với cơ thể người. Tiêu thụ thực phẩm có chứa thủy ngân là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thủy ngân. Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Mỗi người có thể tự phòng tránh nhiễm độc thủy ngân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và hạn chế sinh hoạt hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều kim loại nặng độc hại.

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân

Thủy ngân là một kim loại có trong tự nhiên và trong nhiều sản phẩm tiêu dùng hàng ngày với hàm lượng thấp. Những tiếp xúc hạn chế này thường được coi là an toàn tuy nhiên sự tích lũy thủy ngân lại rất nguy hiểm

Thủy ngân là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và dễ bay hơi vào không khí. Nó thường là sản phẩm phụ trong các quá trình sản xuất công nghiệp như nhà máy nhiệt điện. Thủy ngân bốc hơi có thể xâm nhập vào nước mưa, đất, nước… gây nguy hiểm cho thực vật, động vật và con người. Khi tiếp xúc quá nhiều với thủy ngân có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thủy ngân

Ngộ độc thủy ngân từ hải sản

Ăn hải sản đã bị nhiễm thủy ngân là một trong những cách phổ biến nhất mà con người tích lũy thủy ngân trong cơ thể. Thủy ngân trong hải sản là một dạng độc tính cao của kim loại gọi là methylmercury, hình thành khi thủy ngân hòa tan vào nước.

Hải sản nhiễm thủy ngân
Hải sản là một trong các nguồn gây nhiễm độc thủy ngân ở người

Methylmercury có thể được hấp thụ từ nước bởi tất cả các sinh vật biển, nhưng nó cũng tiếp tục thông qua chuỗi thức ăn.

Các sinh vật biển nhỏ, chẳng hạn như tôm, thường ăn methylmercury và sau đó bị cá khác ăn. Những con cá này bây giờ sẽ có nhiều methylmercury trong chúng hơn tôm ban đầu. Quá trình này tiếp tục tất cả các chuỗi thức ăn, do đó một con cá lớn có thể chứa nhiều thủy ngân hơn nhiều so với con cá mà nó đã ăn.

Những người lo lắng về việc tiếp xúc với thủy ngân có thể hạn chế tiêu thụ lượng hải sản của họ, đặc biệt là các loại cá có nhiều trong chuối thức ăn như cá ngừ, cá cơm, cá mú, cá hồi, cá hồng…

Phụ nữ có thai và cho con bú cũng nên hạn chế ăn cá và các loại dộng vật có vỏ bởi thủy ngân có thể thông qua dây rốn hoặc sữa để ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.

Hàn răng (trám răng)

hàn răng bằng hỗn hợp chứa thủy ngân
Một số hỗn hợp dùng trong hàn răng có thành phần chứa thủy ngân

Các hỗn hợp dùng trong hàn răng thường có chứa khoảng 40-50% thủy ngân. Tuy nhiên hiện tại loại hỗn hợp này ít được dùng hơn vì lý do an toàn cho người bệnh.

Nguyên nhân khác

Nhà máy sử dụng thủy ngân trong sản xuất công nghiệp
Nhà máy sử dụng thủy ngân trong sản xuất công nghiệp

Ngộ độc thủy ngân cũng có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc từ môi trường xung quanh. Phơi nhiễm thủy ngân có thể đến từ một trong các nguồn sau:

  • Khai thác vàng, mỏ quặng
  • Một số loại trang sức có nguồn gốc từ đá tự nhiên
  • Một số loại sơn tường, sơn vẽ
  • Một số loại vắc xin tuy nhiên thường có lượng nhỏ, ít gây nguy hiểm
  • Vỡ nhiệt kế thủy ngân, vỡ bóng đèn huỳnh quang
  • Một số khu vực quanh nhà máy khu công nghiệp như nhà máy dùng than làm nguyên liệu đốt, nhà máy sản xuất bóng đèn…

2. Triệu chứng và biểu hiện của nhiễm độc thủy ngân

Tùy thuộc dạng thủy ngân và lượng thủy ngân gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng của tình trạng ngộ độc khác nhau.

  • Hít Hg nguyên tố và nuốt Hg vô cơ gây ngộ độc cấp
  • Trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa Hg thường gây ngộ độc mạn.

Với mỗi nguyên nhân và hoàn cảnh khác nhau của tình trạng nhiễm độc thủy ngân thì biểu hiện cũng có những nét riêng biệt

Một số triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân
Một số biểu hiện khi bị nhiễm độc thủy ngân
  • Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Các biểu hiện này thường giảm đi trong vòng 1 tuần đầu kể từ khi tiếp xúc với nguồn thủy ngân. Mặc dù vậy rất nhiều trường hợp thay vì thuyên giảm triệu chứng thì lại có diễn tiến nặng hơn  như phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
  • Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.
  • Nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.
  • Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
  • Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi. Các biểu hiện thần kinh: hồi hộp, lo lắng, thay đổi tâm trạng, tê bì, suy giảm trí nhớ, run cơ…

Khi mức độ thủy ngân trong cơ thể tăng lên, nhiều triệu chứng sẽ xuất hiện. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ phơi nhiễm.

  • Người lớn có thể gặp các triệu chứng: yếu cơ, thấy vị kim loại trong miệng, buồn nôn, nôn, rối loạn vận động đi lại không vững, giảm cảm giác, giảm thị lực, nghe kém, khó thở…
  • Thủy ngân cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của trẻ, làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi. Trẻ bi ngộ độc thủy ngân thường có biểu hiện giảm khả năng vận động, giảm khả năng phát triển ngôn ngữ, thị lực kém, giảm khả năng nhận thức, gặp vấn đề trong phối hợp tay mắt… Theo điều tra của WHO, có 1,5-7/1.000 trẻ em sống trong gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản có biểu hiện rối loạn nhận thức (thể thiểu năng nhẹ) do nhiễm methyl thủy ngân.

Đa phần các trường hợp ngộ độc thủy ngân triệu chứng diễn tiến chậm, từ từ. Một số trường hợp có biểu hiện ngộ độc cấp tính, diễn biến nhanh chóng nếu tiếp xúc với lượng lớn thủy ngân trong thời gian ngắn như các thảm họa về hóa chất – cháy nổ các nhà máy thải ra lượng lớn thủy ngân…

Bất kể ai dù là người lớn hay trẻ nhỏ khi có triệu chứng ngộ độc thủy ngân đều nên đi khám tại các cơ sở y tế.

3. Biến chứng ngộ độc thủy ngân

Lượng thủy ngân cao có thể dẫn đến những thay đổi thần kinh lâu dài và đôi khi vĩnh viễn. Những nguy hiểm đặc biệt đáng chú ý ở trẻ vẫn đang phát triển.

Tiếp xúc với lượng lớn thủy ngân có thể dẫn đến các vấn đề phát triển não bộ, ảnh hưởng đến các chức năng vật lý của cơ thể như khả năng vận động. Một số trẻ tiếp xúc với thủy ngân khi còn nhỏ có thể dẫn đến khả năng quan sát và học hỏi kém. Người lớn bị ngộ độc thủy ngân có thể bị tổn thương não và thận vĩnh viễn, các tổn thương của hệ thống tuần hoàn cũng có thể xảy ra.

Biến chứng của nhiễm độc thủy ngân

Tổn thương thần kinh

Nồng độ thủy ngân cao trong máu có thể khiến một người có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài. Những ảnh hưởng này có thể rõ rệt hơn ở trẻ em đang trong quá trình phát triển.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Dự phòng và Sức khỏe Cộng đồng lưu ý rằng nhiều sự cố ngộ độc thủy ngân đã dẫn đến tổn thương thần kinh lâu dài, có thể gây ra:

  • rối loạn trí thông minh và IQ thấp
  • phản xạ chậm
  • kỹ năng vận động bị rối loạn
  • tê liệ
  • suy giảm trí nhớ và sự tập trung
  • triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý

Tác động lên hệ thống sinh sản

Ngộ độc thủy ngân gây rủi ro cho hệ thống sinh sản. Nó có thể làm giảm số lượng tinh trùng hoặc giảm khả năng sinh sản và các ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi. Những tác động này có thể bao gồm dị dạng bẩm sinh, tăng nguy có sảy thai hoặc sinh non, giảm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh.

Nguy cơ tim mạch

Thủy ngân thúc đẩy sự tích tụ các gốc tự do trong cơ thể, khiến các tế bào có nguy cơ bị hư hại. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim bao gồm đau ngực, bệnh mạch vành.

4. Chẩn đoán nhiễm độc thủy ngân

Ngộ độc thủy ngân được chẩn đoán bằng bằng kiểm tra sức khỏe tổng thể và xét nghiệm máu, nước tiểu 24h. 

Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng nhất là trường hợp ngộ độc thủy ngân cấp. Bên cạnh đó là tình hình môi trường, công việc và thói quen sinh hoạt

Xét nghiệm máu và nước tiểu 24h được coi là xét nghiệm cơ bản để phát hiện sự tồn tại của thủy ngân trong cơ thể. 

5. Điều trị nhiễm độc thủy ngân

Điều trị nhiễm độc thủy ngân liên quan đến việc loại bỏ tất cả các nguồn tiếp xúc với thủy ngân đồng thời loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể.

Xử trí ngộ độc thủy ngân trước khi đến bệnh viện bao gồm các bước cơ bản:

  • Với tình trạng người bệnh hít phải hơi thủy ngân thì nên nhanh chóng đưa ra khỏi khu vực có thủy ngân. Nếu là phòng nhỏ thì cần đóng kín cửa phòng để tránh thủy ngân phân tán ra ngoài môi trường.
  • Nếu trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân lỏng: Trong lúc chờ đợi đến cơ sở y tế gần nhất, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước .
  • Với tình trạng thủy ngân tiếp xúc qua da: Cần ngay lập tức thải loại chất độc ở ngoài da bằng cách:
    • Cần vệ sinh, rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
    • Nên thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người.
    • Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, nên ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70 – 80 độ C, ngâm tiếp 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước.
    • Vứt bỏ những dụng cụ thu dọn vừa sử dụng như chổi, sọt đựng rác hay găng tay vào túi ni lông buộc kín, có ghi chú bên ngoài để tránh trường hợp xấu cho người khác.

6. Xử lý ngộ độc thủy ngân trong một số trường hợp cụ thể

Nhiễm độc thủy ngân do hít phải hơi thủy ngân

Hít phải hơi thủy ngân là nguyên nhân nhiễm độc nguy hiểm bậc nhất, vì thủy ngân là kim loại bốc hơi, khi nóng tạo thành các hợp chất gây độc. Phơi nhiễm với nồng độ cao hơi thủy ngân nguyên tố cao gây ảnh hưởng cấp tính đối với sức khỏe.

Nhiễm độc thuỷ ngân cấp qua đường hô hấp thường gây các triệu chứng viêm phổi, bệnh nhân sẽ có biểu hiện rất sớm, rõ ràng ngay từ đầu. Các triệu chứng thường gặp điển hình là ho và khó thở, đau đầu. Không nhất thiết cứ hít phải hơi thủy ngân hay đi qua khu vực có hơi thủy ngân là phải nhập viện. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu trên, tốt nhất người dân nên đến trung tâm y tế ngay để được kiểm tra và đánh giá tình trạng nhiễm độc của mình.

Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là nhanh chóng ra khỏi nơi có nguồn hơi thủy ngân, đặc biệt là những nơi đang có nhiệt độ cao tạo điều kiện cho thủy ngân bốc hơi mạnh hơn.

Trường hợp bị vỡ nhiệt kế thủy ngân

Nuốt phải thủy ngân nguyên tố thường không gây độc toàn thân. Theo một số chuyên gia, thủy ngân nguyên tố khi nuốt vào bụng, chỉ hấp thu 0.01% qua ruột khoẻ mạnh. Vài ngày sau thủy ngân theo con đường tự nhiên ra ngoài mà không gây triệu chứng ngộ độc nào. Nó chỉ nguy hiểm, gây ngộ độc cấp tính khi đường ruột bị thủng và phúc mạc hấp thu chúng. Do đó, nếu nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh xử lý tình huống, không cuống khiến trẻ em nuốt sâu hơn thủy ngân hoặc sặc thủy ngân.

Dưới đây là những tư vấn của bác sĩ về cách xử lý khi bị ngộ độc thủy ngân do vỡ cặp nhiệt độ:

  • Thu dọn thủy ngân: Việc đầu tiên, là phải đi găng tay hoặc bọc nilon để thu gom các hạt thủy ngân trên sàn đổ ra bằng một chiếc thẻ mỏng hoặc bằng một dải băng keo, tờ giấy mỏng, cũng có thể sử dụng chai nhựa rỗng để hút chúng lên. Sau đó, tiếp tục dùng giẻ ẩm lau sạch sàn rồi cho riêng thủy ngân, giẻ ẩm vào túi và dán kín.. Thủy ngân sau khi được thu gom xong phải để trong hộp kín, tránh đổ thủy ngân xuống cống vì có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Tuyệt đối không dùng máy hút thủy ngân: Thủy ngân kim loại sẽ độc khi nó bốc hơi và hít phải nó. Vì khi hút sẽ tạo nhiệt, thủy ngân bốc hơi, phát tán nhanh trong môi trường phòng kín tại gây nguy hiểm.

Một trong những biện pháp đề phòng tình trạng này đó là không nên cho trẻ ngậm nhiệt kế thủy ngân nhằm tránh tình trạng nhiệt kế bị vỡ. Hết sức cẩn trọng khi sử dụng thiết bị y tế có chứa thủy ngân, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ. Thay vào đó, cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ y tế bằng điện tử an toàn hơn. Hiện tại trên thị trường đang có nhiều loại nhiệt kế điện tử có khả năng cho kết quả với độ chính xác rất cao chỉ trong vòng 1 giây, đặc biệt có thế đo khi trẻ đang ngủ, tiện dụng, không phải lo nếu bé cựa quậy sẽ cho kết quả không chính xác hoặc nguy cơ vỡ như nhiệt kế thủy ngân.

Với các trường hợp ngộ độc thủy ngân mạn

Ngộ độc thủy ngân mạn thường do nguồn thức ăn hoặc môi trường xung quanh như đất, nguồn nước, không khí bị nhiễm độc thủy ngân. Trong trường hợp này, ngoài việc đến trung tâm y tế để đánh giá tình trạng nhiễm độc thủy ngân thì còn cần phải lưu ý loại bỏ nguồn phơi nhiễm.

Loại bỏ đồ ăn nhiễm độc, thay đổi nguồn nước hoặc thậm chí là tạm di chuyển khỏi khu vực đang sinh sống là các biện pháp có thể phải cân nhắc tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc, điều kiện và khả năng của gia đình.

7. Ngăn ngừa và phòng tránh ngộ độc thủy ngân

Vì các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe do phơi nhiễm Hg, cần có những qui định giới hạn chất thải chứa Hg ra môi trường sống, kiểm soát ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng khác nhau của Hg để phòng chống ngộ độc Hg trong môi trường.

Những qui định hạn chế những sản phẩm chứa Hg dễ vỡ, các sản phẩm thuốc, phấn trong thành phần có chứa Hg để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với Hg.

Để phòng tránh trẻ nuốt phải Hg tại nhà, các bậc phụ huynh cẩn thận với nhiệt kế Hg: không đặt trên bàn, kệ trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận. Nếu phát hiện trẻ nuốt Hg trong nhiệt kế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không móc họng, gây ói vì sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu không hít sặc, chỉ cần theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định và đánh giá lượng Hg đã nuốt được bài tiết ra ngoài. Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ để tránh táo bón

Hạn chế ăn các loại thực phẩm phơi nhiễm thủy ngân hoặc có chứa hàm lượng thủy ngân cao như các loại hải sản

Nên lựa chọn sơn, mỹ phẩm… có thành phần không chứa thủy ngân hoặc mức thấp trong giới hạn cho phép

Nguồn tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320563.php

https://www.healthline.com/health/mercury-poisoning#prevention

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *