Hiểm họa khôn lường từ thuốc nhuộm tóc

Nhuộm tóc đang trở thành một trào lưu làm đẹp của giới trẻ hiện nay, bên cạnh đó rất nhiều người độ tuổi trung niên cũng nhuộm tóc với mong muốn giữ lại nét thanh xuân cho bản thân. Tuy nhiên các loại thuốc nhuộm tóc trên thị trường đa phần chứa các loại hóa chất có thể nguy hại cho người dùng. 

Thành phần trong chai thuốc nhuộm

Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Sự độc hại sẽ tăng dần theo màu nhuộm từ bạch kim, vàng rơm, hạt dẻ, râu bắp đến nâu, đỏ và đen..

Tỷ lệ ung thư ở những phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này. Thuốc nhuộm tóc chứa một loại hóa chất Paraphenylenediamin(PPD). Các thí nghiệm cho thấy, nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc, thuốc này có thể gây ung thư da, ung thư vú.

Hiện nay, một số nước châu Âu đã cấm dùng hoá chất này. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng hoạt chất Paraphenylenediamin (PPD) trong thuốc nhuộm tóc có thể gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng, mù nếu thuốc nhuộm chảy xuống mắt (thường xảy ra khi nhuộm lông mi, lông mày).

“Theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì của các chai thuốc nhuộm tóc có chứa Paraphenylenediamin dòng chữ: “Lưu ý : Sản phẩm này chứa một loại hoạt chất có thể thấm qua da và đã được xác nhận là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm”.

Ngoài ra, các chất phụ gia như Propylenglycol và Isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Propylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, cònIsopropyl alcohol thì có thể gây trầm cảm, nhức đầu, toluene-diaminesulphate (TDS), resorcinol (RES), aminoazobenzene, xylidine, aminophenol. Các thành phần này thường gây ra một số tác hại cho người sử dụng như:

  • Tóc khô, mất bóng và dễ gãy
  • Rụng tóc
  • Viêm chân tóc (các nốt đỏ ở chân tóc, rất ngứa)
  • Viêm da tiếp xúc (các mảng đỏ da, tróc vảy, phù nề, nổi mụn nước… ở những vùng da tiếp xúc thuốc nhuộm
  • Viêm da dị ứng (tổn thương tương tự viêm da tiếp xúc nhưng lan rộng ra ở cả những vùng da không tiếp xúc thuốc nhuộm như trán, cổ, mí mắt, mặt)
  • Tăng hoặc giảm sắc tố da đầu
  • Nguy hiểm nhất là nguy cơ gây ung thư khi tiếp xúc thuốc nhuộm (ung thư bàng quan, ung thư hệ tạo máu, u não-màng não-thần kinh thính giác…). Nguy cơ này càng gia tăng khi thuốc nhuộm càng sậm màu.

Có nên nhuộm tóc hay không?

Cho đến nay các tổ chức y tế cũng như các nhà khoa học cũng chưa có các khuyến cáo cụ thể về việc có nên sử dụng thuốc nhuộm tóc hay không? Tuy vậy các nhà khoa học đã đưa ra một số một số lời khuyên nhằm giảm tối thiểu nguy cơ. Hiệp hội Thực – Dược phẩm Mỹ đưa ra khuyến cáo của đối với người sử dụng thuốc nhuộm tóc như sau:

  • Khi nhuộm không nên ủ thuốc lâu quá mức cần thiết.
  • Gội xả kỹ với nước sau khi nhuộm.
  • Đeo găng tay khi nhuộm tóc.
  • Cẩn thận, và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tuân thủ theo hướng dẫn.
  • Không được trộn các sản phẩm nhuộm khác nhau lại với nhau, vì chúng có thể gây ra các phản ứng hoá học nguy hiểm.
  • Không sử dụng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mi và chân mày.
  • Thử phản ứng trên da mỗi lần dùng, trước khi nhuộm lên tóc, kể cả thuốc đã dùng quen.
  • Không vì tham rẻ mà mua loại thuốc không đảm bảo chất lượng

Chăm sóc sau khi nhuộm

Sau khi nhuộm tóc, bạn cần phải chăm sóc tóc của bạn hơn. Nên sử dụng dầu gội giàu protein và có thành phần axit không đáng kể.

Thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc phù hợp. Mỗi tháng một lần, bạn nên đến tiệm để được dưỡng tóc trong khoảng từ 1 đến 3 giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *