Hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe đường tiêu hóa ở trẻ

Sức khỏe đường ruột của trẻ quyết định tốc độ phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ trẻ. Hệ vi sinh vật đường ruột là một trong các nhân tố góp phần củng cố sức khỏe đường ruột của trẻ. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Những khác biệt về đặc điểm giải phẫu, sinh lý hệ tiêu hóa trẻ em so với người lớn?

Hệ tiêu hóa là một trong các hệ cơ quan phức tạp bậc nhất của cơ thể. Bao gồm rất nhiều tổ chức, cơ quan. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, hệ tiêu hóa từng bước hoàn thiện. Với trẻ sơ sinh, trẻ còn bú mẹ có sự khác biệt khá lớn so với người trưởng thành. Từ kích thước, hình dáng cho đến chức năng của các tổ chức thuộc hệ tiêu hóa đều chưa hoàn thiện. Hệ tiêu hóa còn non yếu và rất dễ bị tổn thương. Từ 6 – 7 tuổi trở lên, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ tương đối hoàn chỉnh. Gần như tương đồng với người trưởng thành cả về giải phẫu lẫn sinh lý, đặc biệt là hệ vi sinh vật đường ruột.

2. Hệ vi sinh đường ruột và vai trò của nó tới sức khỏe của trẻ

Hệ vi sinh vật đường ruột vô cùng phong phú. Bao gồm cả lợi khuẩn và vi khuẩn gây hại

Đường tiêu hóa của cơ thể con người chứa một hệ vi sinh phức tạp.

Hệ vi sinh này thay đổi tùy theo từng cá thể, tính đặc trưng của nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường. Hệ vi sinh đường ruột phát triển mạnh mẽ sau khi trẻ được sinh ra. Nó phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Sau đó chế độ nuôi dưỡng và các điều kiện chăm sóc trẻ những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng tới hệ vi sinh này. Ví như trẻ bú sữa mẹ hay ăn sữa công thức. Thời điểm cho ăn dặm và loại thức ăn bổ sung.

Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh.

Con số này lớn gấp nhiều lần so với loài người cư ngụ trên trái đất. Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại. Bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%).

Cơ chế miễn dịch tại ruột

Mặc dù có sự góp mặt của các vi khuẩn gây bệnh xong cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.

Trong số các vi sinh của hệ vi sinh đường ruột, Lactobacilli, Bacillus clausii và Bifidobacteria là ba loại vi khuẩn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Một số chủng LactobacilliBifidobacteria còn có tác dụng thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T giúp đỡ, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Cả hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tính trung hòa miễn dịch, vì vậy có tác dụng giảm các bệnh lý dị ứng.

3. Thế nào là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột?

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là sự thay đổi về thành phần hay số lượng của các vi sinh vật cộng sinh trong đường ruột. Khiến cho tỷ lệ lợi khuẩn giảm trong khi vi khuẩn gây hại tăng lên.

4. Các yếu tố gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ?

Yếu tố gây mất cân bằng hệ vi sinh

5. Biểu hiện của trẻ khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột – Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Tùy theo các biểu hiện của bệnh mà mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có các biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau. Trẻ cần được đi khám nếu có một trong các biểu hiện sau:

6. Hậu quả của mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em kéo dài

Không chỉ suy dinh dưỡng. Béo phì cũng là một trong các vấn đề do mất cân bằng hệ vi sinh vật gây ra
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa; tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài; hội chứng kém hấp thu
  • Các bệnh lý viêm ruột: viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn
  • Hội chứng ruột kích thíc
  • Quá phát vi khuẩn ruột
  • Không dung nạp thức ăn
  • Bệnh lý gan
  • Béo phì và bệnh chuyển hóa

7. Cách phòng tránh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách phòng tránh mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

8. Các phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột?

Bổ sung probiotics

Probiotics là vi sinh vật sống mà khi đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi. Có 2 dạng probiotics từ nấm men và từ vi khuẩn.

Bacillus clausii là một trong các lợi khuẩn quan trong phát triển và nhân lên ở ruột non

Bacillus clausii là vi khuẩn Gram (+) là một trong số ít probiotics có khả năng tạo bào tử. Nhiều nghiên cứu chứng minh bào tử B.clausii có thể chống lại tính acid của dịch dạ dày và dịch ruột, đi đến hồi tràng, bảy mầm thành tế bào sinh dưỡng và phát huy tác dụng.

Một số nghiên cứu chứng minh được rằng:

  • Bacillus clausii an toàn và được dung nạp tốt ở trẻ sinh non, giúp cải thiện chuyển hóa, tăng lượng sữa ăn vào mà không tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử.
  • ở trẻ em < 3 tuổi bị tiêu chảy cấp, bổ sung B.clausii sẽ giúp hồi phục tốt hơn.
  • Khi phối hợp B.clausii với oresol và kẽm trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em làm giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị.
  • Bổ sung B.clausii cũng làm giảm đáng kể tần suất và cường độ của tiêu chảy và nôn khi điều trị diệt Helicobacter pylori.
  • clausii có hiệu quả trong hội chứng quá phát vi khuẩn ở ruột non.

Qua đó kết luận probiotics có thể dùng để dự phòng và điều trị những bệnh tiêu hóa thường gặp nhất là các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng cấp, tiêu chảy do kháng sinh, hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp trong viêm dạ dày và trào ngược dạ dày trẻ em.

Bổ sung prebiotics

Prebiotics là nguồn thức ăn cho probiotics. Ít bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, có vai trò như một chất xơ trong tiêu hóa. Nhờ có prebiotics mà các probiotics cso điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn qua đó khuếch đại tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Prebiotics có nhiều trong sữa mẹ, đạu nành, lúa mỳ nguyên cám, lúa mạch nguyên cám, chuối, tỏi, nho…

Một số thực phẩm giàu prebiotics

Tác động tích cực của prebiotics:

  • Tái tạo sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột
  • Giảm khả năng ung thư ruột kết
  • Tăng cường hấp thu khoáng chất
  • Cải thiện tình trạng viêm ruột
  • Giảm dị ứng

Bổ sung synbiotics

Nói một cách đơn giản thì probiotics + prebiotics = synbiotics.

Synbiotics

Chính bởi prebotic là nguồn dinh dưỡng cho probiotic nên người ta nghĩ đến việc kết hợp probotic và prebiotic trong cùng một sản phẩm. Năm 1995, Gibson và Roberfroid giới thiệu thuật ngữ ‘synbiotic’ để mô tả sự kết hợp của probiotic và prebiotic. Mục địch của sự kết hợp này là cải thiện khả năng sống còn của vi sinh vật probiotic trong đường tiêu hóa, đồng thời kích thích sự phát triển của các chủng vi sinh có lợi trong đường ruột. Nhưng cái khó là để tạo ra synbiotic người ta phải chọn lọc probiotic và prebiotic tương thích nhau, đảm bảo hiệu quả cao hơn hoặc tối thiểu là giữ được hiệu quả so với khi chúng hoạt động riêng lẻ. Tuy nhiên đến nay các nghiên cứu về synbiotic còn khá ít và chưa thật đầy đủ. Nhưng bước đầu các nhà nghiên cứu đã cho ra kết quả

  • Tăng số lượng vi khuẩn có lợi và duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
  • Cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Tăng khả năng kháng khuển và chống dị ứng
  • Ngăn ngừa loãng xương, giảm mỡ máu, cải thiện chức năng gan

Ghép phân

Ghép phân hay cấy ghép vi sinh vật (FMT)

Với nhiều người đây là phương pháp điều trị mới lạ. Ghép phân hay cấy ghép vi sinh vật (FMT)  trong phân trở thành một trong những sáng kiến thú vị nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong lĩnh vực điều trị bệnh tiêu hóa những năm gần đây. FMT là một liệu pháp điều trị lấy phân của người khỏe mạnh cấy cho người bệnh nhằm đưa lượng vi khuẩn từ người khỏe mạnh sang người bệnh với mục tiêu khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột ở người bị bệnh, qua đó sửa chữa một số rối loạn vi sinh vật đường ruột.

Tổ chức phi lợi nhuận OpenBiome do ông Mark Smith, một chuyên gia nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachussette, thành lập năm 2012 công bố sẵn sàng chi 40 USD (khoảng 850.000 đồng) cho mỗi mẫu phân mà họ thu thập, dùng vào việc cấy phân nhằm đối phó vi khuẩn Clostridium difficile, vốn tác động hơn 500.000 người và cướp đi sinh mạng của khoảng 14.000 người Mỹ mỗi năm. Điều này đã cho thấy thành công vượt trội của phương pháp khó tin này. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn khá nhiều tranh cãi cũng như có ít người đủ dũng cảm để chấp nhận phương pháp điều trị này.

Kháng sinh

Kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Diệt vi khuẩn gây hại cũng có thể diệt luôn cả lợi khuẩn

Thay vì cung cấp hoặc làm lớn mạnh số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột thì kháng sinh lại giải quyết mất cân bằng hệ vi sinh bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Đây là phương pháp thường dùng nhất mà các bậc làm cha làm mẹ hay lựa chọn mỗi khi trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa.

Mặc dù đây là phương pháp được giới y khoa công nhận và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên do tình trạng lạm dụng kháng sinh, kháng kháng sinh ngày càng phổ biến mà hiệu quả điều trị của phương pháp này đang ngày một giảm đi. Bên cạnh đó sử dụng kháng sinh lâu ngày cũng dẫn đến hệ lụy vi khuẩn có hại chưa tiêu diệt được thì vi khuẩn có lợi đã bị suy giảm khá nhiều về số lượng. Việc điều trị bằng kháng sinh vẫn nên được thông qua ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị.

9. Cha mẹ cần làm gì để trẻ có đường tiêu hóa khỏe mạnh?

Đường tiêu hóa của trẻ em tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong vòng 3 năm sau khi trẻ ra đời. Để có đường tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ thì chế độ và cách thức chăm sóc trẻ giai đoạn này sẽ quyết định sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa.

  • Người mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt trước khi mang thai, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý trong giai đoạn mạng thai, khám thai định kỳ và phát hiện và điều trị kịp thời các nhiễm khuẩn của mẹ (nếu có) để các em bé được sinh ra đủ tháng, khỏe mạnh.
  • Nếu không có các chỉ định sản khoa đặc biệt trẻ sinh thường sẽ có hệ vi sinh đường ruột cân bằng với nhiều lợi khuẩn hơn trẻ sinh mổ
  • Nuôi con bằng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ đặc biệt trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi.
  • Cho ăn bổ sung đúng, chế độ ăn bổ sung phù hợp với nhu cầu và sự tăng trưởng bình thường của trẻ.
  • Sử dụng thuốc hợp lý đặc biệt là các thuốc kháng sinh.
  • Khám và điều trị hợp lý các bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa, không tự điều trị, tự sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.

BS. Thanh Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *