Đông y chữa rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là căn bệnh phổ biến hiện nay và ngày một gia tăng về số lượng. Việc điều trị rối loạn mỡ má bằng các thuốc tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thảo dược tự nhiên có khả năng kiểm soát và điều chỉnh mỡ máu đang được ứng dụng rộng rãi hơn.

1. Vai trò, ưu điểm và xu thế sử dụng thảo dược trong điều trị rối loạn mỡ máu

Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy tỷ lệ người Việt Nam có lượng Cholesterol cao là 29,1%, tỷ lệ này ở thành thị là 44,3%; lứa tuổi trung niên là 41,7%, cao niên tới 63,1%. GSTS Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam nhấn mạnh rằng trung bình cứ 2 người ở thành thị lại có 1 người thừa Cholesterol, cứ 3 người cao tuổi lại có 2 người thừa Cholesterol. Mức Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch…

Quan điểm xuyên suốt và chủ đạo của ngành y tế Việt Nam nói riêng và tổ chức y tế thế giới (WHO) nói chung là phòng bệnh hơn chữa bệnh, chữa bệnh sớm và tích cực hơn chữa bệnh muộn và thụ động.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị rối loạn mỡ máu. Đa phần các thuốc điều trị hiện nay chỉ nhằm hai mục tiêu:

  • Làm hạ các chỉ số mỡ máu cao
  • Làm trong huyết tương.

Tây y thường dùng:

  • Gốc fibrat và các dẫn chất
  • Dẫn chất của acid Nicotinic
  • Nhựa trao đổi ion
  • Chất làm trong huyết tương.

Tuy nhiên, các dòng thuốc này thường có tác dụng phụ, gây độc đối với gan, thận và các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng kéo dài. Do đó, mong muốn có được một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả là một yêu cầu chính đáng của cả thầy thuốc và người bệnh.

Chính bởi vậy mà việc sử dụng thảo dược giúp hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả là xu hướng mới của nền y học.

Rất nhiều cây thuốc đã được nghiên cứu, thử nghiệm và được chứng minh có hiệu quả trong điều trị và kiểm soát rối loạn mỡ máu.

Các loại thảo dược này có ưu điểm

  • Tác dụng hạ các chỉ số mỡ máu cao rõ rệt, được chứng minh qua thực tế lâm sàng
  • Duy trì và kiểm soát các chỉ số mỡ máu trong giới hạn bình thường
  • Ít tác dụng phụ. Nếu sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của người có chuyên môn thì đa số các loại thảo dược này tương đối an toàn với người dùng.
  • Chi phí điều trị rối loạn mỡ máu bằng thảo dược rẻ hơn nhiều so với các thuốc tây y
  • Thảo dược được trồng khá phổ biến ở cộng đồng, dễ bào chế, dễ sử dụng

2. Những sai lầm trong sử dụng thảo dược điều trị rối loạn mỡ máu

Với rất nhiều ưu điểm việc sử dụng thảo dược trong điều trị rối loạn mỡ máu ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên cũng giống như các thuốc Tây y việc sử dụng thảo dược không đúng cũng tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường.

2.1. Không đúng thảo dược hoặc sử dụng loại thảo dược chưa qua nghiên cứu thử nghiệm

Rất nhiều người bệnh tự ý dùng các loại thảo dược để điều trị rối loạn mỡ máu. Đa phần trong số họ là nghe từ người khác mách, mẹo dân gian, bài thuốc truyền miệng… Các trường hợp này chủ yếu là những cây thuốc chưa qua thử nghiệm về hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Điều này dẫn đến khả năng người bệnh sử dụng phải loại thảo dược không có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu là rất cao. Việc dùng sai thảo dược cũng nguy hiểm như khi dùng sai thuốc tây. Vừa không có tác dụng cải thiện và kiểm soát bệnh lại thêm gánh nặng về tác dụng phụ do dùng sai thảo dược gây ra.

2.2. Lạm dụng thảo dược, dùng sai liều lượng

Đa phần người bệnh dùng thảo dược không dùng đúng liều lượng bởi không có dụng cụ đo lường chính xác. Nếu dùng quá ít sẽ không có hiệu quả điều trị, dùng liều quá cao lại dễ dẫn đến ngộ độc, nhiễm độc gan và suy thận.

Thêm vào đó việc dùng thảo dược điều trị rối loạn mỡ máu chỉ áp dụng cho các trường hợp có chỉ số mỡ máu tăng vừa và nhẹ. Với các trường hợp chỉ số mỡ máu tăng cao buộc phải kiểm soát bằng các thuốc tân dược đi kèm.

2.3. Cách bào chế thảo dược không đúng cách

Các loại thảo dược được dùng trong cộng đồng đa số ở dạng thô chưa qua bào chế. Các loại thảo dược dùng trong điều trị phần lớn cần trải qua các công đoạn bào chế để loại bỏ các tác dụng không mong muốn cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Việc tự ý mua, hái dùng trực tiếp có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

2.4. Dùng thảo dược trong thời gian kéo dài và không tái khám

Mặc dù là thảo dược nhưng việc dùng kéo dài không theo chỉ định cũng gây ra không ít các vấn đề về sức khỏe.

Thêm vào đó người bệnh thường có suy nghĩ dùng thảo dược liên tục kéo dài thì đã kiểm soát tốt bệnh nên chủ quan không kiểm tra tái khám theo định kỳ dẫn đến nhiều trường hợp không kịp phát hiện các dấu hiệu biến chứng sớm. Dù là tân dược hay thảo dược thì việc đáp ứng với điều trị ở mỗi người với từng loại thuốc, thảo dược là khác nhau. Mặc dù đã lựa chọn được loại thảo dược phù hợp với giai đoạn bệnh và cơ địa nhưng người bệnh vẫn nên tái khám đúng lịch để tầm soát các biến chứng nếu có một cách kịp thời.

2.5. Dùng đơn độc một loại thảo dược để điều trị rối loạn mỡ máu

Hầu hết người bệnh hiện nay dùng đơn độc một loại thảo dược để điều trị rối loạn mỡ máu. Theo các nghiên cứu hiện nay phần lớn khả năng điều trị rối loạn mỡ máu của các loại thảo dược ở mức yếu và vừa. Vì vậy việc dùng đơn độc một loại thảo dược khó có thể kiểm soát được chỉ số mỡ máu trong ngưỡng an toàn nhất là với các trường hợp mỡ máu cao kèm theo có các nguy cơ biến chứng.

2.6. Ngay cả khi chỉ số mỡ máu rất cao và có biến chứng vẫn chỉ dùng thảo dược trị bệnh

Có niềm tin vào khả năng điều trị bệnh của các loại thảo dược là một tín hiệu tốt giúp giảm thiểu các tình trạng kháng thuốc hiện nay. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ khi nào thì dùng thảo dược, khi nào thì cần dùng thuốc Tây y điều trị. Khi các chỉ số mỡ máu ở mức cao và rất cao hoặc có kèm các biến chứng như nguy cơ hẹp tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc mắc kèm nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường… thì bạn nên điều trị bệnh theo phương pháp Tây y. Các loại thảo dược có thể hỗ trợ điều trị kèm trong các trường hợp này. Bạn chỉ nên dùng thảo dược khi mức rối loạn mỡ máu thấp và phải kiểm tra các chỉ số thường xuyên để có thể thay đổi phương pháp điều trị ngay khi không đạt được chỉ số như mong muốn

XEM THÊM: Chỉ số mỡ máu thế nào là cao? 

  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước khi quyết định lựa chọn thảo dược để điều trị và kiểm soát các chỉ số mỡ máu
  • Sử dụng thảo dược đúng liều, đủ thời gian theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ
  • Nên sử dụng các thảo dược đã được bào chế đúng kỹ thuật
  • Nên phối hợp các loại thảo dược để làm giảm tác dụng không mong muốn cũng như nâng cao hiệu quả điều trị
  • Theo dõi tình hình sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ trực tiếp điều trị.

3. Một số thảo dược được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu

3.1. Actiso

Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.

Actiso hạ mỡ máu

Tác dụng Atisô:

  • Tại trường Đại học Y khoa Chung Shan – Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên động vật và đã chứng minh rằng những chất chống oxy hóa trong atiso giúp giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch và cân bằng lượng cholesterol. Lượng Cholesterol tốt HDL tăng lên và Cholesterol LDL xấu giảm xuống.
  • Bên cạnh đó actiso cũng tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, chữa các chứng bệnh về gan và thận

3.2. Hà diệp

Hà diệp hay lá sen vốn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để điều trị các chứng bệnh: Cảm nắng, đau bụng, tiêu chảy,…

Lá sen - Hà diệp hạ mỡ máu
Lá sen – Hà diệp là một trong số các vị thuốc được úng dụng rộng rãi trong Đông Y

Ngày nay, bằng nhiều nghiên cứu khoa học thực nghiệm đã chỉ ra rằng, lá sen hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả.

Một nghiên cứu của trường Đại học Annamalai – Ấn Độ phát hiện hoạt chất flavonoid có trong thành phần dịch chiết của lá sen có khả năng ức chế hấp thu lipid, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và điều hòa năng lượng qua đó giảm nồng độ triglycerid, cholesterol xấu đồng thời tăng nồng độ cholesterol tốt. Bên cạnh đó dịch chiết từ lá sen có khả năng chống oxy hóa cao nhờ vậy hạn chế được quá trình oxy hóa cholesterol xấu giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến cố tim mạch khác.

Nghiên cứu của Cheng – Hsun Wu (Trung Quốc) và Ah-Rong Kim (Hàn Quốc), đã chỉ ra rằng: Lá sen có tác dụng điều trị máu nhiễm mỡ tuyệt vời. Lá sen có khả năng hoạt hóa enzym lipase và alpha – amylase, từ đó làm giảm Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và rất thấp (VLDL), đồng thời làm tăng HDL, qua đó giúp điều hòa được rối loạn mỡ máu. Chưa hết, thành phần catechin trong dịch chiết lá sen làm giảm lipid huyết tương vì thế làm trong huyết tương.

Hiện nay lá sen được ứng dụng nhiều trong

  • Hạ mỡ máu, giảm mỡ trong cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, béo phì
  • Nuciferine có trong lá sen có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần, chống rối loạn nhịp tim
  • Làm mát gan, hỗ trợ chức năng gan

3.3. Tỏi

Tỏi chữa mõ máu cao
Tỏi chứa nhiều hoạt chất kháng sinh, chống viêm, điều chỉnh rối loạn lipid máu…

Theo thông cáo của báo “Ăn uống và dinh dưỡng” – trường Đại học Taffsi (Mỹ) và nghiên cứu khoa học thực nghiệm của trường Đại học Dennsylvania, thông qua ức chế sinh tổng hợp HMG-coA reductase, chiết xuất tỏi có tác dụng ức chế sinh tổng hợp Cholesterol toàn phần, làm giảm LDL-C (cholesterol xấu), tăng HDL-C (cholesterol tốt) và hạn chế khả năng bám dính lên hệ thống thành mạch của Lipid xấu dư thừa trong máu.

Từ đó, tỏi giúp điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả cũng như hạn chế thành công nguy cơ xơ vữa và tác nghẽn động mạch vành, ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên,…

3.4 Giảo cổ lam:

Theo một nghiên cứu của Đại học Sygney – Úc thì hoạt chất saponin trong giải cổ lam có khả năng găn với các hạt mỡ tự do trong máu, di chuyển vào trong tế bào qua đó chuyển hóa chúng thành dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó saponin của giảo cổ lam còn làm giảm độ nhớt của máu, làm mỏng dần các mảng xơ vữa thành mạch, tăng cường lưu thông máu qua đó giảm các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Giảo cổ lam trị rối loạn mỡ máu
Trà giảo cổ lam tốt cho người rối loạn mỡ máu nếu biết dùng đúng cách

Gypenoside là một thành phần có trong giảo cổ lam. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tác dụng hạ lipid của giảo cổ lam có liên quan đến việc ức chế các tế bào mỡ tạo ra axit béo tự do và tổng hợp chất béo trung tính. Giảo cổ lam ở liều uống 250 mg /kg/ngày trong 4 ngày làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần (giảm 33%), triglycerid (giảm 13%) và LDL-c (giảm 33%) trong mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường béo phì Zucker. Chu et al. thiết lập mô hình chuột tăng đường huyết với chế độ ăn nhiều chất béo trong 6 tuần và sau đó điều trị bằng liều cao (200 mg / kg / ngày) hoặc liều thấp (50 mg / kg / ngày) GP trong 4 tuần và chứng minh rằng giảo cổ lam có thể giảm nồng độ của nồng độ LDL-c, cholesterol toàn phần và triglycerid huyết thanh đáng kể và làm tăng nồng độ HDL-c.

(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3943287/)

3.5. Hà thủ ô đỏ

Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 50 bệnh nhân rối loạn mỡ máu gợi ý rằng Hà thủ ô có tác dụng hạ lipid máu nhờ vào khả năng điều hoà của nó đối với các gen tham gia vào việc tổng hợp cholesterol và chuyển hóa lipoprotein.

Phân biệt hà thủ ô đỏ thật - giả
Phân biệt hà thủ ô đỏ thật – giả

Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược gần đây, hiệu quả điều trị của Hà thủ ô ở bệnh nhân rối loạn lipid máu đã được nghiên cứu. Một số bài thuốc có chứa Hà thủ ô có hiệu quả cận biên trong việc giảm mức cholesterol LDL huyết tương ở bệnh nhân rối loạn lipid máu.

Các nghiên cứu dược lý cũng đã chứng minh rằng Hà thủ ô ở dạng chiết xuất và / hoặc hợp chất tinh khiết cô lập của nó sở hữu các hoạt chất sinh học có khả năng chống vi khuẩn, chống viêm, chống tiểu đường, chống ung thư, chống oxy hóa và ngăn chặn hoạt động chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh. Các nghiên cứu lâm sàng đã khai sáng hiệu quả trị liệu được tuyên bố của nó trong việc chống viêm, điều trị rối loạn lipid máu, rối loạn giấc ngủ và các bệnh thoái hóa thần kinh.

(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4471648/)

Cũng giống như những sai lầm trong phần 2 đã trình bày, có rất nhiều các vị thuốc Nam, Bắc từ thảo dược… đã được nghiên cứu và ứng dụng trong hỗ trợ điều chỉnh rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên việc sử dụng các vị thuốc này như thế nào cần được tư vấn trực tiếp từ bác sy chuyên ngành y học cổ truyền để phù hợp với từng người bệnh. Bạn không nên tự ý uống các loại cây, lá… khi không có sự hướng dẫn cẩn thận và chi tiết từ người có chuyên môn. 

BS Thanh Mai – Hội Nội khoa Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *