Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Phần lớn người bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại các tuyến y tế cơ sở hoặc tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Điều kiện để được điều trị và theo dõi tại nhà

  • SXH Dengue không có dấu hiệu cảnh báo
  • Người bệnh có thể tự uống được nước
  • Đi tiểu ít nhất 6h/lần

5 đối tượng đặc biệt nên theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại viện bao gồm:

  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Người béo phì hoặc mắc kèm các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hen phế quản, tiểu đường, bệnh gan, bệnh tim, bệnh thận,
  • Người bệnh ở một mình hoặc nhà ở xa trung tâm y tế – nơi có thể xử lý cấp cứu sốc sốt xuất huyết.
  • Người có biểu hiện sốc sốt xuất huyết hoặc có các biểu hiện của biến chứng sốt xuất huyết khác.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

1. Điều trị đặc hiệu

Sốt xuất huyết Dengue hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả các phương pháp điều trị hiện nay đều tập trung giải quyết triệu chứng và cấp cứu biến chứng.

2. Điều trị triệu chứng

  • Hạ sốt: có thể dùng thuốc, lau người bằng khăn ấm, mặc quần áo rộng thoáng mát để hạ sốt. Chỉ được dùng paracetamol đơn chất, liều 10 – 15mg/kg/lần, cách nhau 4 – 6h. Tổng liều paracetamol < 60mg/kg/24h. Không dùng aspirin, analgin, ibuprofen để điều trị (gây XH và toán máu).
  • Bù dịch sớm: Khuyến khích BN uống nhiều nước oresol, nước hoa quả (cam, chanh, dừa..), nước cháo loãng với muối, nước sôi để nguội. Nếu người bệnh không uống được nước, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao, mặc dù huyết áp vẫn ổn thì vẫn nên truyền dịch. Thường truyền ringer lactat, NaCl 0.9%.
  • Khám lại ngay khi có dấu hiệu cảnh báo. Hoặc khám lại theo lịch hẹn mỗi ngày cho đến khi hết sốt liên tục > 48h

3. Chỉ định nhập viện truyền dịch với SXH không sốc

  • Nôn nhiều
  • XHTH (nôn máu, đại tiện phân đen), chảy máu chân răng, chảy máu mũi nhiều.
  • Gan to nhanh, đau bụng nhiều
  • Cô đặc máu, Hct tăng nhanh
  • Dấu hiệu tiền sốc: chân tay lạnh, vã mồ hôi, bứt rứt, tiểu ít…

4. Lưu ý khi truyền dịch

  • Ngừng truyền khi HA, M bình thường, tiểu nhiều.
  • Không cần truyền dịch sau khi hết sốc 24h
  • Lưu ý tình trạng quá tải dịch truyền dẫn đến suy tim, phù phổi cấp…
  • Sau khi sốc hồi phục HA kẹt nhưng chi ấm, mạch chậm – rõ, tiểu nhiều thì không truyền dịch mà lưu kim tĩnh mạch theo dõi thêm.
  • Cần chú ý rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *