Công dụng chữa bệnh của cỏ xạ hương

Trẻ em mắc bệnh lý hô hấp chính là nỗi lo lớn nhất của các bậc làm cha làm mẹ. Ngày nay, bằng các phương pháp phân lập, chiết xuất và nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra các bằng chứng khoa học chứng minh cỏ Xạ hương có các tác dụng chống viêm, giảm đờm, kháng khuẩn an toàn. Cỏ xạ hương thuốc chữa bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ và người lớn an toàn mà hiệu quả.

1. Nhận biết cỏ xạ hương ngoài tự nhiên

Bụi cây cỏ xạ hương rất dễ trồng chậu
Bụi cây cỏ xạ hương rất dễ trồng chậu

Cỏ Xạ hương hay còn gọi là Bách lý hương, có tên khoa học là Thymus vulgaris. Thường được trồng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Anh, Pháp và nhiều nhất là vùng Địa Trung Hải.

Là dạng cây bụi, mọc thành khóm. Lá nhỏ, nhọn, hình mũi giáo dài 5-9mm. Hoa nhỏ màu hồng, trắng, ra vào tháng 6 – 10. Đài hoa nhiều lông cứng. Quả bé có 4 hạch nhỏ màu nâu.

2. Thành phần hóa học có trong tinh dầu cỏ Xạ hương

2.1. Thylmol

Hoạt chất thylmol trong cỏ xạ hương có tính kháng khuẩn mạnh
Hoạt chất thylmol trong cỏ xạ hương có tính kháng khuẩn mạnh
  • Kháng viêm: ức chế sản sinh elastase qua đó giảm đáp ứng gây viêm. (Nhóm nghiên cứu Braga – Đại học y khoa Milan – Italia).
  • Giảm tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh thông thường như penicillin.
  • Một chất khử trùng, là hoạt chất chính trong nhiều loại nước xúc miệng – Listerine.
  • Điều trị nấm móng, mụn trứng cá (nghiên cứu của Đại học Leeds Metropolitan)
  • Kháng virus Herpes 1

2.2. Carvacrol

  • Kháng viêm: kích thích tăng sản sinh Interleukin 10 – một cytokin kháng viêm quan trọng. (nghiên cứu đăng trên tạp chí dược lý học Châu Âu 2013)

2.3. Eugenol

  • Chống viêm, kháng khuẩn
  • Chống phù nề
  • Ức chế tế bào ung thư

Ngoài ra trong tinh dầu Xạ hương còn rất nhiều thành phần khác như linalool, borneol, myrcene…

3. Các nghiên cứu khoa học về cỏ Xạ hương

3.1. 12 công trình nghiên cứu lớn về tinh dầu cỏ Xạ hương trên thế giới

3.1.1. Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Vi sinh vật thực phẩm quốc tế đã phát hiện Thymol giúp giảm sức đề kháng của các vi khuẩn chống lại các kháng sinh thường dùng như penicillin, tetracyclin. (www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25599420)
Tạp chí vi sinh vật thực phẩm Quốc tế từng đăng bài nghiên cứu về tính kháng khuẩn của cỏ xạ hương
Tạp chí vi sinh vật thực phẩm Quốc tế từng đăng bài nghiên cứu về tính kháng khuẩn của cỏ xạ hương
3.1.2. Nghiên cứu được tiến hành năm 1983 bởi hai nhà khoa học Van Den Broucke CO, Lemli JA. Kết luận:
  • Flavonoid trong Cỏ Xạ Hương kích thích các receptors: acetylcholin, histamin, L-noradrenalin (tác dụng giãn mạch), ức chế Ca2+ (gây co cơ).
  • Cỏ Xạ Hương có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giãn phế quản giúp trẻ giảm ho, hen.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6844124)

3.1.3. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Anh – British Journal of Nutrition (BJN) số 83 tháng 1 năm 2000.
Tạp chí BJN là tạp chí uy tín của viện ĐH Cambridge – ĐH lâu đời thứ 4 trên thế giới với hơn 800 năm tuổi và 31 trường ĐH thành viên
Tạp chí BJN là tạp chí uy tín của viện ĐH Cambridge – ĐH lâu đời thứ 4 trên thế giới với hơn 800 năm tuổi và 31 trường ĐH thành viên

Nghiên cứu này đã đo lường những thay đổi trong

  • Hoạt động của enzym chống oxy hóa
  • Thành phần acid béo phospholipid của não chuột già.
  • Kiểm tra liệu bổ sung chế độ ăn uống với dầu thyme hay thymol có thể mang lại hiệu quả có lợi hay không.

Kết quả làm nổi bật tiềm năng của Thyme giúp chống oxy hóa ngay trong chế độ ăn uống, cải thiện chức năng não và thành phần acid béo ở não chuột già.

(www.cambridge.org/core/journals/british-journal-of-nutrition/article/effect-of-thyme-oil-and-thymol-dietary-supplementation-on-the-antioxidant-status-and-fatty-acid-composition-of-the-ageing-rat-brain/74648022502EDFF4B6D829C5F6D73ED6)

3.1.4. Năm 2003, hai nhà khoa học Kalemba và Kunicka – Viện hóa học thực phẩm tổng hợp – Ba Lan

Nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu gia vị và thảo mộc (cỏ xạ hương, origanum, bạc hà, quế, salvia và đinh hương) được tìm thấy có tính chất kháng khuẩn mạnh nhất trong số nhiều thử nghiệm.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12678685)

3.1.5. Một nghiên cứu năm 2007 của khoa Virology – viện vệ sinh và khoa sinh học viện dược & Công nghệ Sinh học Phân tử, Đại học Heidelberg, Heidelberg, Đức.
  • Nghiên cứu đã thử nghiệm môt số cây có khả năng chống lại virus Herpes loại 1 (loại virus lây qua đường tình dục) hay không.
  • Nghiên cứu này phát hiện hoạt chất Thymol trong Cỏ Xạ Hương có thể ức chế virus Herpes loại 1.
  • Thymol làm bất hoạt virus Herpes trước khi nó xâm nhập vào tế bào từ đó có thể ứng dụng vào bào chế thuốc kháng virus để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Herpes.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1855548/)

3.1.6. Nghiên cứu tháng 11 năm 2011 của khoa Vi sinh và Vệ sinh Đại học Y Lodz ở Ba Lan
  • Kiểm tra hiệu quả của tinh dầu Cỏ Xạ Hương đối với 120 chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh nhân bị nhiễm trùng miệng, hô hấp và viêm nhiễm sinh dục và nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Kết quả cho thấy tinh dầu chiết xuất từ Cỏ Xạ Hương thể hiện hoạt động cực kỳ mạnh mẽ chống lại tất cả các chủng vi khuẩn lâm sàng.
  • Hiệu quả tốt chống lại các chủng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đặc biệt là của nhóm vi khuẩn Staphylococcus, Enterococcus, Escherichia và Pseudomonas.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22313307)

3.1.7. Nghiên cứu được tiến hành năm 2013 tại Đại học Dược và Điều dưỡng Nizwa với sự hợp tác của các nhà khoa học Hossain MA, AL-Raqmi KA, AL-Mijizy ZH, Weli AM, Al-Riyami Q.

Kết luận Cỏ Xạ Hương chứa nồng độ cao flavonoid và có thể sử dụng như kháng sinh.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23998010)

3.1.8. Nghiên cứu được tiến hành nằm 2015 tại Khoa Hóa học hữu cơ và Khoa Sinh học trường Đại học Mazandaran

Kết luận flavonoid trong Cỏ Xạ Hương có tác dụng chống cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26396429)

3.1.9. Nghiên cứu năm 2017 tại đại học Punjab – Pakistan
Đại học Pujnab – ĐH lớn nhất và lâu đời nhất ở Pakistan
Đại học Pujnab – ĐH lớn nhất và lâu đời nhất ở Pakistan
  • “Kiểm tra đánh giá khả năng chống nhiễm trùng tụ cầu vàng kháng Methicillin MRSA của 4 loại thảo dược”
  • Kết quả khẳng định khả năng chống lại MRSA trong cơ thể của tinh dầu cỏ Xạ hương đặc biệt là giảm tải đáng kể tải lượng vi khuẩn vùng cổ họng.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/29169369)

3.1.10. Nghiên cứu của Viện công nghệ và lên men vi sinh vật – Đại học Y Lodz – Ba Lan
  • “Ảnh hưởng của tinh dầu cỏ Xạ hương và cây trà lên hình thái và quá trình trao đổi chất của nấm Candia albicans” và nghiên cứu “các loại tinh dầu được chọn làm chất kháng nấm Candia albicans” năm 2017
  • Kết quả tinh dầu cỏ xạ hương có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của nấm Candia albicans.

(www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27092733; www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24918492)

3.1.11. Còn một nghiên cứu của Ba Lan đã kiểm tra tinh dầu Cỏ Xạ Hương và tinh dầu Oải Hương.

Trong đó, tinh dầu chiết xuất từ Cỏ Xạ Hương có thể ngăn chặn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn ở đường ruột.

3.1.12. Một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Thú y ở Bồ Đào Nha
  • Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của tinh dầu được chiết xuất từ một số loại cây trong đó có Cỏ Xạ Hương.
  • Theo nhóm này, tinh dầu của Cỏ Xạ Hương ở nồng độ thấp có thể đóng vai trò như một chất bảo quản tự nhiên đối với các thực phẩm nhằm chống lại vi khuẩn tấn công thực phẩm

3.2. Các nghiên cứu về tác dụng điều trị bệnh lý hô hấp của cỏ Xạ hương

Theo thông tin từ PGS TS Nguyễn Duy Thuần – Viện trưởng viện nghiên cứu y dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh.

  • Từ năm 1997, trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Dentinox.
  • 154 trẻ với độ tuổi từ 2 tháng tới 14 tuổi bị viêm phế quản cấp được điều trị hàng ngày với 30ml dịch chiết cỏ xạ hương trong thời gian từ 7 tới 14 ngày (trung bình 7.9 ngày).
  • Kết quả nghiên cứu chỉ ra triệu chứng viêm phế quản được cải thiện rõ rệt trên 93% bệnh nhân. Tại Đức, rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng dịch chiết cỏ Xạ Hương có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh viêm phế quản như đờm, ho, khò khè, khó thở.
  • Căn cứ vào hiệu quả và tính an toàn, cỏ Xạ Hương đã được Hội đồng cố vấn khoa học dược phẩm Đức phê duyệt sử dụng trong các trường hợp viêm phế quản.

Tác dụng chống viêm chủ yếu nhờ hai thành phần Thymol và Carvacrol.

  • Dược chất có trong tinh dầu Cỏ Xạ Hương có tác dụng ức chế các tế bào tiết ra các cytokine gây viêm (IL-1beta, IL-6, TNF-anpha), kích thích các tế bào đơn nhân và đại thực bào tiết cytokine chống viêm như IL-10.
  • Một nghiên cứu ở ĐH Autonoma Marid, Tây Ban Nha về so sánh khả năng chống viêm của dược liệu so với chất chống viêm điển hình Diclofenac. Nghiên cứu chỉ ra dịch chiết cỏ Xạ hương có tác dụng chống viêm tốt hơn Diclofenac.

Chính bởi những nghiên cứu của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu thế giới mà Cỏ Xạ hương được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhất là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em. (www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3345235/)

4. Các ứng dụng thực tiễn tinh dầu cỏ xạ hương trong đời sống

4.1. Hô hấp

  • Ho do cảm lạnh, ho do cảm cúm, ho do nhiễm virus, viêm phế quản…
  • Đặc biệt an toàn và có hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ.
  • Chữa các chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

4.2. Tiêu hóa

  • Kích thích ăn uống, cải thiện khả năng tiêu hóa, giãn cơ giảm co thắt trong đau bụng
  • Điều trị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột như lỵ, giun móc, giun tròn, vi khuẩn gây hại đường ruộtbao gồm cả gram âm và gram dương, nấm – candida albicans.
  • Tại Pháp được dùng trong các thuốc bổ gan, tăng cường chức năng gan, điều trị chứng khó tiêu, chán ăn

4.3. Vết thương do côn trùng cắn

  • Làm tinh dầu thơm xông phòng, bôi da xua đuổi côn trùng gây bệnh như muỗi, bọ chét, rận chó mèo…. Giảm ngứa và sưng tấy vết thương do côn trùng cắn

4.4. Sức khỏe răng miệng

  • Giúp hơi thở thơm mát, hết mùi hôi khó chịu do hút thuốc lá.
  • Điều trị viêm nướu lợi, sâu răng, sạch mảng bám răng dưới dạng súc miệng, kem đánh răng…

4.5. Đối với làn da

  • Chống nấm da, sát trùng da.
  • Giảm tác hại của vết bỏng.
  • Chậm quá trình lão hóa giúp da khỏe và trắng.

4.6. Nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể

4.7. Đối với hệ thần kinh và tuần hoàn

  • Thư giãn thần kinh, giảm stress, chống lại quá trình oxy hóa, tăng khả năng nhớ.
  • Tăng lưu lượng tuần hoàn và lưu thông mạch máu. Kết hợp trong điều trị và dự phòng tăng huyết áp, nhồi máu não, nhồi náu cơ tim…

5. Lưu ý khi dùng chế phẩm có thành phần tinh dầu cỏ Xạ hương

  • Đối phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chưa có bất cứ phản hồi nào về tác dụng phụ. Tuy nhiên để an toàn chỉ nên dùng tinh dầu cỏ xạ hương bên ngoài da. Không nên dùng đường uống.
  • Lưu ý cỏ xạ hương làm chậm quá trình đông máu, ngưng sử dụng 2 tuần trước khi cần phẫu thuật. Không nên dùng kèm với các thuốc liên quan đến hormon như estrogen… hoặc các thuốc chống đông khác.
  • Nên sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương với một số thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị.

6.  Câu chuyện lịch sử về cỏ Xạ hương

Có lẽ Châu Âu chính là nơi cỏ xạ hương đạt đến đỉnh cao của “danh vọng”. Người Ai Cập lựa chọn cỏ xạ hương là thành phần quan trọng trong việc ướp xác Pharaon. Người Ai Cập dùng cỏ xạ hương như một chất bảo quản tự nhiên. Đồng thời hương thơm bền lâu của chúng xua đổi côn trùng xâm phạm vào xác ướp của các bậc tôn kính. Trong các y văn cổ của người Ai Cập – Ebers Papyrus 1550 TCN cũng ghi chép việc sử dụng cỏ xạ hương trong điều trị bệnh.

Người Hy Lạp cổ đại thường dùng cỏ xạ hương trong đền thờ. Họ cũng như tẩy trần bằng nước có xạ hương trước khi vào đền. Họ tin rằng cỏ xạ hương giúp họ tự tin hơn khi giao tiếp với các vị thần.

Khắp Châu Âu thời đại trung cổ, cỏ xạ hương được đặt dưới gối để cải thiện giấc ngủ, xua tan các cơn ác mộng. Họ cũng dùng cỏ xạ hương đặt trong quan tài với mong muốn người đã khuất gặp được sự thuận lợi đề đầu thai chuyển kiếp. Đấy là còn chưa nhắc công dụng làm gia vị đặc biệt cho những món ăn đậm chất Địa Trung Hải của Pháp, Ý… Cỏ xạ hương thực sự trở thành thảo mộc có nhiều công dụng bậc nhất Châu Âu

7. Một số cách dễ dàng để sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương hàng ngày

Xông hoặc uống tinh dầu cỏ xạ hương
Xông hoặc uống tinh dầu cỏ xạ hương
  • Để giảm bớt mệt mỏi, thêm 2 giọt tinh dầu húng tây vào nước ấm để rửa mặt. Hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm.
  • Để giảm đau bụng kinh, có thể xoa vài giọt tinh dầu lên vùng bụng dưới massage nhẹ nhàng.
  • Pha vào nước làm nước súc miệng. Hoặc dùng tinh dầu dạng xịt với nhưng người thường xuyên hút thuốc.
  • Hòa vài giọt tinh dầu với nước ấm và uống để giảm ngay tình trạng đầy chướng bụng khó tiêu.
  • Cho vài giọt tinh dầu vào bình xông. Chữa chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước ấm để ngâm chân tay giúp thư giãn và trị bệnh da liễu.
  • Bôi trực tiếp tinh dầu lên vết sưng do côn trùng cắn. Không nên bôi lên vết thương hở vì dễ bị kích ứng da.
  • Mỗi ngày xông vài giọt tinh dầu giúp lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn tăng khả năng ghi nhớ.
  • Ngay khi bạn đi lạnh về, hoặc ra mưa về, hoặc tiếp xúc với người bị cúm… Nên xông ngay tinh dầu cỏ xạ hương để phòng tránh bệnh.

BS Thanh Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *