Chăm sóc răng miệng ở người bệnh ung thư

Hầu hết mọi người nhận thức được các được tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư là buồn nôn, rụng tóc. Nhưng nhiều người không nhận ra rằng hầu hết những người được điều trị đều gặp vấn đề ở miệng. Những vấn đề này có thể làm người bệnh khó ăn, khó nói, khó nuốt dẫn đến nhiều hệ lụy như chán ăn, sút cân…

Cơ chế gây tổn thương vùng miệng trong điều trị ung thư

Xạ trị vùng đầu, cổ có thể gây ra các vấn đề về miệng từ khô miệng đến các nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Loét miệng do hóa trị và xạ trị tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh như tế bào ung thư. Nhưng những phương pháp này cũng tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh phát triển nhanh trong đó có các tế bào thành miệng.

Bức xạ vùng đầu và cổ có thể làm hỏng các tuyến nước bọt làm giảm đáng kể lượng nước bọt được sản xuất ra. Không đủ nước bọt bạn có thể bị sâu răng hoặc các nhiễm trùng khác vùng miệng có thể phát triển.

Các tổn thương miệng thường gặp trong điều trị ung thư

Bức xạ đầu và cổ có thể gây ra:

  • Khô miệng
  • Sâu răng nặng
  • Mất vị giác hoặc thay đổi cách thức ăn
  • Đau miệng và nướu
  • Nhiễm trùng
  • Hàm cứng
  • Thay đổi xương hàm

Hóa trị có thể gây ra:

  • Khô miệng
  • Đau miệng và nướu
  • Thay đổi khẩu vị
  • Nứt lưỡi, loét lưỡi, hoặc sưng lưỡi
  • Nhiễm trùng
  • Loét miệng

Ghép tế bào gốc/ghép tủy xương:

Hóa trị liều cao thường được áp dụng trước khi thực hiện ghép tế bào gốc/ghép tủy bởi vậy có thể gây ra các tổn thương vùng miệng gặp trong hóa trị. Loét miệng là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liều cao điều trị bệnh ung thư máu, đa u tủy… Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt thuốc Palifermin (Kepivance) để ngăn ngừa loét miệng liên quan đến điều trị ung thư

Thuốc chống hủy xương

Các loại thuốc Biphosphonates và các loại thuốc mới được sử dụng để làm giảm sự lây lan của các tế bào ung thư đến xương. Một tác dụng phụ không phổ biến nhưng nghiêm trọng của các loại thuốc nay là gây thoái hóa xương hàm. Điều này dẫn đến suy yếu và mất xương trong hàm. Bạn có thể thấy đau, sung, nhiễm trùng hàm, răng lung lay, lộ xương. Để ngăn ngừa tình trạng này nên đi khám nha sĩ trước khi điều trị ung thư.

Điều trị các tổn thương miệng

Tùy vào loại tổn thương và mức độ tổn thương mà có phương pháp điều trị phù hợp

  • Cứng hàm: bài tập hàm hang ngày, ba lần một ngày: mở và đóng miệng càng xa càng tốt (không gây đau) 20 lần.
  • Viêm miệng: sử dụng các thuốc bọc niêm mạc miệng
  • Sâu răng: Xạ trị có thể thay đổi lượng và độ đặc của nước bọt. Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng của bạn. Bạn nên duy trì vệ sinh răng miệng rất tốt và các phương pháp điều trị bằng fluoride đặc biệt trong quá trình xạ trị. Điều trị này, cùng với chế độ ăn ít đường, có thể giúp bảo vệ răng của bạn

Lời khuyên dành cho người bệnh ung thư

Để giảm nguy cơ cũng như những tác động tiêu cực của các vấn đề răng miệng đến người bệnh ung thư bạn nên

  • Gặp nha sĩ 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị ung thư để đảm bảo trước khi bắt tay vào điều trị ung thư thì tình trạng răng miệng của bạn ở trạng thái tốt nhất
  • Chăm sóc tốt miệng của bạn trong và sau khi điều trị, cần tuân thủ tốt những hướng dẫn của nha sĩ. Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Bạn nên ngâm bàn chải đánh răng siêu mềm trong nước ấm để làm mềm long chải trước khi đánh răng. Nên chọn bàn chải có kích thước nhỏ, có thể dùng loại dành cho trẻ em. Sử dụng gel fluoride hoặc nước súc miệng. Nước súc miệng có chứa muối và baking soda có thể giúp điều trị loét miệng. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc huyết áp cao, bạn có thể cần tránh súc miệng bằng muối.
  • Giữ ẩm miệng bằng cách uống đủ nước, sử dụng kẹo cao su hoặc keo không đường. Nược bọt nhân tạo cũng có thể được cân nhắc sử dụng (nước bọt nhân tạo có nhiều loại như nước súc miệng, xịt miệng, gạc, gel, viên tan)
  • Tránh các thực phẩm, đồ uống có thể gây kích thích vùng miệng như thức ăn góc cạnh, giòn, cay, nóng, quá chua, đồ uống có cồn. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng, súp…
  • Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D mỗi ngày như sữa, trái cây, ngũ cốc…
  • Có thể sử dụng các thuốc giảm đau để điều trị đau do loét miệng. Các thuốc kháng sinh, kháng virus, chống nấm trong các trường hợp nhiễm trùng.
  • Đi khám ngay khi thấy đau vùng miệng

Nguồn tham khảo

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ: https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/dental-and-oral-health

NIH – cơ quan chính của Hoa Kỳ về nghiên cứu khoa học về sức khỏe răng miệng, sọ: https://www.nidcr.nih.gov/health-info/cancer-treatments/more-info

BS Thanh Mai – Hội Nội khoa Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *