Bệnh ung thư

<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Ung thư là căn bệnh đến nay vẫn khiến các chuyên gia y tế gặp vô vàn khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Phát hiện sớm ung thư là một lợi thế cho việc chiến thắng ung thư.</span></p>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Dưới đây là 15 dấu hiệu cảnh báo ung thư. Tuy các dấu hiệu này không đặc hiệu song bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe ngay khi có các dấu hiệu này</span></p>

<ol style="text-align: justify">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Thay đổi ở làn da</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Một hoặc một vài vị trí trên da của bạn có những sư khác biệt không giống với các vùng da khác trên cơ thể về sự thay đổi kích thước, màu da, hình dạng có thể là dấu hiệu của ung thư da. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Trong trường hợp nghi ngờ các bác sĩ có thể làm sinh thiết vùng da đó để xác định bệnh.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="2">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Ho</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Nếu bạn không hút thuốc lá, không có các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh mạn tính đường hô hấp… thì tình trạng ho dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Đặc biệt trong các trường hợp bạn hút thuốc lá, thuốc lào… hoặc ho ra máu bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể sẽ làm các xét nghiệm về dịch nhày trong đờm, chụp Xquang ngực hoặc các xét nghiệm chuyên sâu hơn để loại trừ bệnh ung thư</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="3">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Bất thường ở vú</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Hầu hết các thay đổi ở vú không phải là ung thư. Tuy nhiên bạn vẫn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa khi phát hiện sự thay đổi ở núm vú (tình trạng tiết dịch bất thường, đỏ hoặc dày da…) hoặc các u cục phần bầu vú. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ thăm khám bằng tay trước khi đề xuất cho bạn làm các xét nghiệm Xquang tuyến vú, dịch tiết, MRI hoặc sinh thiết</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="4">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Đầy hơi</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Tình trạng đầy hơi có thể xảy ra liên quan đến chế độ ăn uống hoặc trạng thái tâm lý căng thẳng. Nhưng nếu tình trạng đầy chường bụng kéo dài kèm theo sự mệt mỏi, gầy sút cân, đau bụng… bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư gan… Đầy hơi ở phụ nữ cũng có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="5">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Những rối loạn, bất thường xảy ra khi đi tiểu</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Nhiều nam giới gặp vấn đề khi đi tiểu khi họ già đi như đi tiểu nhiều lần hơn, tia nước tiểu yếu, tình trạng tiểu nhỏ giọt… Đây có thể là dấu hiệu của phì đại lành tính tuyến tiền liệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến. Bạn nên gặp các bác sĩ để tư vấn và lam các xét nghiệm kiểm tra trong đó có xét nghiệm PSA</span></p>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Bên cạnh đó tình trạng tiểu máu, bí tiểu cũng là dấu hiệu có thể gặp trong ung thư bàng quang, ung thư thận…</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="6">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Sưng hạch bạch huyết</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Cơ thể có hệ thống hạch bạch huyết trải khắp cơ thể và tập trung nhiều ở vùng cổ, nách, bẹn. Các hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có nhiệm vụ lọc và giữ lại các yếu tố ngoại lai gây hại cho cơ thể. Khi các hạch bị sưng lên điều đó có nghĩa là cơ thể đang phải chống lại sự nhiễm trùng nào đó nhưng cũng có khi nặng hơn khi đó là biểu hiện của ung thư. Ung thư hạch, bệnh bạch cầu (ung thư máu)… cũng dẫn đến tình trạng sưng hạch</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="7">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Đại tiện máu</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Đại tiện máu là biểu hiện gặp nhiều trong các bệnh lý đường tiêu hóa như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng, xuất huyết tiêu hóa… Nhưng đại tiện máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đường ruột trong đó có ung thư đại tràng</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="8">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Những thay đổi ở tinh hoàn</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Nếu bạn phát hiện tinh hoàn bị sưng hoặc có khối u bạn nên ngay lập tức đi gặp bác sỹ nam khoa. Một khối u bị sưng đau vùng tinh hoàn có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Ngoài ra ung thư tinh hoàn còn gây ra tình trạng nặng nề bụng dưới, tức nặng  vùng bìu vì sự gia tăng kích thước.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="9">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Khó nuốt</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Viêm họng, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản… có thể gây ra tình trạng khó nuốt. Nhưng đây cũng là dấu hiệu nằm trong nhóm các triệu chứng cảnh báo ung thư thực quản hoặc ung thư vùng hầu họng.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="10">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Chảy máu âm đạo bất thường</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Không trong thời kỳ hành kinh nhưng lại ra máu âm đạo đó là một trong các bất thường mà phụ nữ cần đi khám bác sỹ sản phụ khoa sớm. Tình trạng chyar máu âm đạo bất thường có thể bắt nguồn từ u xơ tử cung, từ những sang chấn sau quan hệ tình dục nhưng không loại trqf chúng bắt nguồn từ ung thư cổ tử cung – căn bệnh đứng thứ 3 trong nhóm các bệnh ung thư gây tử vong cao ở nữ giới.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="11">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Các vấn đề tại miệng</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Hôi miệng, lở loét niêm mạc miệng, nứt lưỡi… là những triệu chứng khá phổ biến và đa phần không có gì nghiêm trọng. Nhưng khi bạn nhận thấy các vết loét trắng – đỏ trong miệng không lành lại sau vài tuần, bên cạnh đó bạn lại là người hút thuốc lá bạn nên ngay lập tức gặp bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như cục u nhỏ trong má, khó khăn khi nhai, đau miệng…</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="12">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Giảm cân</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Nếu bạn đang trong chế độ ăn giảm cân hay tập luyện thể dục để giảm cân thì việc sút cân là tín hiệu đáng mừng. Nếu bạn không có ý muốn giảm cân nhưng cân nặng vẫn giảm có thể do bạn đang trong trạng thái tinh thần căng thẳng hoặc gặp các vấn đề khác của sức khỏe. Nhưng khi tình trạng cân nặng giảm liên tục, giảm nhiều trong thời gian ngắn thì đó có thể dấu hiệu của các căn bệnh ung thư . Vì vậy nếu bạn không có kế hoạch giảm cân mà cân nặng lại giảm sút bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="13">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Sốt</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Sốt là một trong các phản ứng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân nhiễm trùng hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nhưng nếu sốt không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài dù không sốt cao, dùng thuốc hạ sốt nhưng hết tác dụng của thuốc lại sốt lại… bạn nên đi khám bác sỹ. Một số bệnh ung thư như ung thư máu, ung thư hạch… có tình trạng sốt kéo dài.</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="14">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Ợ nóng, khó tiêu</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Ợ nóng, nóng rát vùng sau xương ức, khó tiêu… là các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Nhưng nếu bạn đã điều trị trào ngược dạ dày mà các triệu chứng này không giảm bớt bạn nên đi tái khám để kiểm tra. Nó có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày</span></p>

<ol style="text-align: justify" start="15">
<li><strong><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Mệt mỏi</span></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify"><span style="font-family: 'times new roman', times, serif">Cuộc sống có rất nhiều vấn đề khiến chúng ta mệt mỏi. Nó có thể không đến từ tình trạng sức khỏe của bạn và có thể không kéo dài. Tuy nhiên mệt mỏi là là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân ung thư. Điều này là do sự tranh chấp giữa các tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, do sự suy giảm hoặc mất chức năng hoạt động cơ bản của một số cơ quan tổ chức khi cơ thể bị ung thư tấn công. Khi tình trạng mệt mỏi kéo dài bạn nên thư giãn, gác lại công việc và kiểm tra sức khỏe tổng quát.</span></p>

Bệnh nhân điều trị ung thư bị chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

Không còn cảm giác ngon miệng, nhạt miệng, đắng miệng, chán ăn… là một trong [...]

Chăm sóc răng miệng ở người bệnh ung thư

Hầu hết mọi người nhận thức được các được tác dụng phụ phổ biến của [...]

Chứng khô miệng ở người bệnh ung thư

Khô miệng xảy ra khi các tuyến nước bọt không tạo đủ nước bọt để [...]

Cách cải thiện tình trạng nôn – buồn nôn ở bệnh nhân ung thư

Buồn nôn – nôn có thể là tác dụng phụ không mong muốn của nhiều [...]

Hội chứng bàn tay chân ở bệnh nhân điều trị ung thư

Hội chứng bàn tay-chân hay chứng đỏ da và dị cảm lòng bàn tay-bàn chân [...]

Nguyên nhân và phân loại ung thư gan

Tại Việt Nam, giống như các bệnh lý ung thư khác, phần lớn bệnh nhân [...]

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư gan

Ung thư gan đang là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở các nước [...]

Ung thư bàng quang nhận biết và điều trị

Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2018, mỗi năm Việt Nam [...]

Ung thư cổ tử cung chữa được không?

Ung thư cổ tử cung là một trong các bệnh ung thư thường gặp ở [...]