11 điều cần biết về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là gì?

Phụ nữ đến một độ tuổi nhất định (đa phần trong khoảng từ tuổi 40 trở lên) sẽ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Vậy mãn kinh là gì?

Phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của phụ nữ. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi nồng độ của estrogen bị suy giảm kèm theo đó là tình trạng hết hẳn kinh nguyệt vĩnh viễn do sự suy giảm sinh lý, tự nhiên và không hồi phục của hoạt động buồng trứng. Tình trạng không có kinh nguyệt liên tục kéo dài tối thiểu trong một năm.

Thời kỳ mãn kinh có thể gây ra rất nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ. Những dấu hiệu của mãn kinh là kết quả của việc buồng trứng giảm sản xuất estrogen và progesterone. Các biểu hiện của mãn kinh có thể bao gồm bốc hỏa , tăng cân hoặc khô âm đạo. Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) sau mãn kinh là nguyên nhân chủ yếu góp phần làm khô âm đạo.

Thời kỳ mãn kinh mặc dù là quá trình sinh lý của cơ thể phụ nữ song lại tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh các vấn đề bệnh lý khác như loãng xương, trầm cảm…. Thời kỳ đầu của giai đoạn mãn kinh phụ nữ cần đặc biệt quan tâm đến những thay đổi của cơ thể để kịp thời xử trí khi có những bất thường xảy ra.

Dưới đây là 11 vấn đề thường gặp phải trong thời kỳ mãn kinh phụ nữ nên biết

1. Độ tuổi xảy ra mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 48 – 52. Mãn kinh sớm là mãn kinh xuất hiện trước 40 tuổi. Mãn kinh muộn xuất hiện sau tuổi 55.

Độ tuổi mãn kinh thường liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên một số vấn đề như hút thuốc lá, điều trị hóa chất… làm suy giảm chức năng buông trứng có thể đẩy nhanh tốc độ suy giảm estrogen dẫn đến mãn kinh sớm.

2. Sự khác biệt giữa tiền mãn kinh và mãn kinh

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ qua từng giai đoạn
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ qua từng giai đoạn

Tiền mãn kinh đề cập đến khoảng thời gian trước khi mãn kinh thực sự bắt đầu. Đây là khoảng thời gian mà estrogen bắt đầu bị suy giảm gây ra rối loạn kinh nguyệt trước khi kinh nguyệt hoàn toàn mất hẳn. Chỉ khi kinh nguyệt ngừng hoàn toàn trong vòng 12 tháng liên tục, khi đó bạn chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh.

3. Những triệu chứng do giảm estrogen gây ra

Các vấn đề sức khỏe gặp phải khi suy giảm estrogen
Các vấn đề sức khỏe gặp phải khi suy giảm estrogen

Có khoảng 75 % phụ nữ có biểu hiện bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Tình trạng bốc hỏa có thể xảy ra ban ngày hoặc ban đêm theo từng cơn. Một số phụ nữ có thể xuất hiện đau cơ, khớp hoặc thay đổi tính tình…

4. Cảm giác bốc hỏa là gì?

Cơn bốc hỏa gặp ở 75% phụ nữ mãn kinh
Cơn bốc hỏa gặp ở 75% phụ nữ mãn kinh

Bạn có cảm giác thân nhiệt tăng lên xuất hiện ở nửa trên của cơ thể. Thậm chí có người còn đỏ mặt, đỏ vùng da nửa thân trên. kèm theo đó có thể có tình trạng vã mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt…. Khi cơn bốc hỏa đi qua có thể bạn sẽ thấy ớn lạnh.

Cơn bốc hảo có thể xuất hiện hàng ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng đến vài năm…

Một số yếu tố kích hoạt cơn bốc hỏa

  • Sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích khác
  • Ăn uống đồ cay nóng
  • Tâm lý căng thẳng
  • Thời tiết nóng nực
  • Thừa cân, hút thuốc là có thể khiến cơn bốc hỏa trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thuốc như thuốc tránh thai, liệu pháp hormon, hoặc thậm chí các thuốc kê đơn khác có thể giúp bạn giảm bớt các cơn bốc hỏa. Bên cạnh đó bạn cũng có thể

Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến các bác sỹ chuyên khoa nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự mình kiểm soát các cơn bốc hỏa.

5. Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến xương khớp

Thiếu hụt estrogen đã được chứng minh là một nguyên nhân làm giảm mật độ xương. Hiện tượng này xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu không đều trong giai đoạn quanh mãn kinh. Từ 1,5 năm trước mãn kinh đến 1,5 năm sau mãn kinh, mật độ xương giảm khoảng 2,5% mỗi năm, so với mức giảm 0,13%/năm giai đoạn tiền mãn kinh. Giảm mật độ xương gây loãng xương là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gãy cổ xương đùi, lún xẹp đốt sống…. Rất nhiều phụ nữ giảm mật độ xương và mất xương nhanh chóng chỉ trong vài năm đầu của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh phụ nữ nên

  • Ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa hoặc rau lá xanh đậm.
  • Uống bổ sung vitamin D.
  • Tập thể dục thường xuyên và bao gồm tập luyện trọng lượng trong thói quen tập thể dục của bạn.
  • Giảm uống rượu, bia, chất kích thích.
  • Tránh hút thuốc lá.

6. Thời kỳ mãn kinh và các vấn đề về tim mạch và bệnh chuyển hóa

Những vấn đề tim mạch thường gặp trong giai đoạn mãn kinh là chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực…

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc phải bệnh lý tim mạch với một tần suất ngày càng gia tăng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ mãn kinh nhưng lại ít được quan tâm. Các bệnh lý tim mạch tăng từ 2 đến 8 lần ở phụ nữ mãn kinh. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh lý tim mạch của độ tuổi này là tình trạng xơ vữa mạch máu, nếu xảy ra trên thành động mạch sẽ gây nên xơ vữa động mạch.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch là: Béo phì, cholesterol trong máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động, thần kinh thường xuyên căng thẳng, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch, uống thuốc viên tránh thai liều cao trên 10 năm, thiếu hụt estrogen do mãn kinh. Trong đó Cholessterol máu cao và hút thuốc lá là hai yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành. Những yếu tố này kết hợp với sự suy giảm estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh tim. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, khi lượng estrogen bắt đầu suy giảm thì nguy cơ bệnh tim mạch ở người phụ nữ cũng theo đó mà gia tăng.

Nồng độ estrogen cao trong giai đoạn hoạt động sinh dục có vai trò bảo vệ trong các biểu hiện sớm của bệnh tim mạch thông qua một cơ chế duy trì nồng độ Cholesterol HDL cao và LDL thấp. Sự thiếu hụt estrogen nội sinh khi mãn kinh làm cho tỷ lệ này thay đổi theo hướng ngược lại, tạo điều kiện cho sự hình thành các tổn thương xơ vữa. Khi các mảng xơ vữa to lên, nó sẽ không bám chắc vào thành mạch, có thể rời ra, di chuyển, gây biến chứng tắc nghẽn động mạch xung yếu như ở não, ở phổi và gây tai biến nghiêm trọng.

Phụ nữ mãn kinh có nhiều nguy cơ bị bệnh lý tim mạch do tỷ lệ béo phì tăng, tỷ lệ đái tháo đường tăng và bệnh thường không được chú ý phát hiện sớm. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi đi khám bệnh khá chậm đưa đến kết cục xấu

7. Tăng cân ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Đa phần phụ nữ có dấu hiệu tăng cân, tăng vòng bụng vào thời kỳ mãn kinh. Sự thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh có thể khiến bạn dễ tăng cân quanh bụng hơn là quanh hông và đùi.  Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng sự thay đổi về nội tiết tố không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tính trạng tăng cân mãn kinh. Yếu tố quyết định khiến phụ nữ mãn kinh tăng cân là lão hóa, lối sống và yếu tố di truyền.  Nhưng, thay đổi nội tiết tố một mình không nhất thiết gây tăng cân mãn kinh. Thay vào đó, việc tăng cân thường liên quan đến lão hóa, cũng như lối sống và các yếu tố di truyền.

Tăng cân tuổi mãn kinh nhất là tăng lớp mỡ vùng bụng
Tăng cân tuổi mãn kinh nhất là tăng lớp mỡ vùng bụng

Theo tuổi tác, khối lượng cơ bắp thường giảm dần theo tuổi tác trong khi lớp mỡ dưới da ngày một dày lên. Do mất khối lượng cơ nên tốc độ cơ thể bạn sử dụng calo giảm dẫn đến khả năng duy trì cân nặng của bạn trở nên khó khăn hơn.

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc tăng cân mãn kinh. Điều này phụ nữ hoàn toàn có thể dự đoán trước dựa vào hình thể của mẹ họ hoặc những người phụ nữ khác trong gia đình.

Các yếu tố khác, chẳng hạn như lối sống tĩnh tại, thiếu tập thể dục, ăn uống không lành mạnh và ngủ không đủ giấc, có thể góp phần vào việc tăng cân mãn kinh. Tăng cân cũng làm tăng nguy có mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác.

Quản lý cân nặng

  • Tập trung vào thay đổi lối sống để quản lý cân nặng của bạn dễ dàng hơn.
  • Ăn chế độ ăn uống toàn diện bao gồm tăng canxi và giảm lượng đường.
  • Duy trì 150 phút/tuần tập thể dục vừa phải hoặc 75 phút/tuần tập luyện cường độ cao hơn, chẳng hạn như chạy.
  • Nên lên giường nằm nghỉ trước 23h ngay cả khi bạn gặp phải vấn đề về chứng khó ngủ

8. Liệu bạn có gặp các triệu chứng mãn kinh giống như mẹ, chị hay những người bạn cùng giới khác không?

Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh khác nhau ở mỗi người phụ nữ, ngay cả khi họ có quan hệ huyết thống. Độ tuổi và mức độ suy giảm chức năng buồng trứng khác nhau rất nhiều. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần phải quản lý thời kỳ mãn kinh của riêng bạn. Những việc giúp cải thiện triệu chứng do mãn kinh gây ra cho mẹ hoặc bạn thân của bạn có thể không hiệu quả với bạn.

Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa về thời kỳ mãn kinh của bạn để được tư vấn cụ thể.

9. Làm thế nào để nhận biết thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, buồng trứng?

Nếu phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, buồng trứng có thể họ sẽ khó lòng nhận biết thời kỳ mãn kinh nếu không có cơn bốc hỏa.

Điều bạn có thể làm là làm các xét nghiệm liên quan đến chức năng buồng trứng (ở những người chưa cắt buồng trứng), đặc biệt là tìm ra mức độ sản xuất estrogen  của bạn.

10. Liệu pháp hormon thay thế có phải là một giải pháp an toàn cho phụ nữ mãn kinh?

Một số liệu pháp hormon được FDA chấp thuận để điều trị các cơn nóng và ngăn ngừa mất xương. Những lợi ích và rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn nóng và mất xương và sức khỏe của bạn. Tuy nhiên liệu pháp này không hẳn đã phù hợp với tất cả phụ nữ mãn kinh.

Thời điểm sử dụng liệu pháp hormon thay thế chỉ nên áp dụng cho phụ nữ dưới 60 tuổi và có thời gian mãn kinh dưới 10 năm. Bên cạnh đó phương pháp này cũng không áp dụng được cho phụ nữ có kèm ung thư vú, có các vấn đề về tim mạch, suy gan, suy thận, chảy máu âm đạo bất thường…

Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi tự ý dùng các liệu pháp hormon thay thế.

11. Có biện pháp nào để thay thế cho liệu pháp hormon giúp giải quyết triệu chứng của mãn kinh?

Liệu pháp hormon có thể không phải là lựa chọn phù hợp với bạn. Lúc này bạn có thể lựa chọn một số biện pháp dưới đây

Thay đổi lối sống có thể bao gồm:

  • Giảm cân nếu bạn đang bị béo phì
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm nhiệt độ phòng
  • Tránh các loại thực phẩm làm nặng thêm các triệu chứng
  • Mặc quần áo cotton nhẹ và mặc ít lớp

Các phương pháp điều trị khác như liệu pháp thảo dược, thôi miên, châm cứu, thuốc chống trầm cảm liều thấp…

Một số loại thuốc được FDA chấp thuận có thể được sử dụng để phòng ngừa mất xương do mãn kinh như các thuốc thuộc nhóm bisphosphonates, calcitonin, các chế phẩm có thành phần estrogen tự nhiên

Tổng kết lại

Khi bạn bước qua tuổi 35, có thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng của tiền mãn kinh và khi càng lớn tuổi bạn sẽ gặp nhiều vấn đề hơn về sức khỏe. Bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe và nhận chỉ dẫn từ các bác sỹ chuyên khoa.
P/s: Nếu bạn có câu hỏi nào có thể gửi thông tin thắc mắc ở phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *